Nghỉ ngơi đủ để lấy lại sức khỏe
Hãy tự chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi. Trong trường hợp bị quá tải công việc, chúng ta cần dừng công việc trên máy tính và nghỉ ngơi.
Jessica Gold, phó giáo sư khoa tâm ly thuộc Đại học Y bang Washington thuộc thành phố St Louissaid khuyên: “Khi nghỉ ngơi, đi bộ với bạn bè, uống cà phê hay gọi điện cho bạn cũng là một cách giải tỏa căng thẳng”.
Hãy vận động, tập thể dục thể thao hoặc ngồi thiền
Giữ tỉnh táo có thể giúp chúng ta tập trung và tránh bị lờ đờ, uể oải. Nếu ta giữ tỉnh táo, chúng ta sẽ định tâm và có thân thể khỏe mạnh trong cơn đại dịch này.
Cynthia Catchings, một nhà trị liệu thuộc Talkspace cho biết: “Thiền chánh niệm có thể giúp đầu óc tĩnh lặng, nó cũng gỡ bỏ “mạng nhện” tinh thần. Điều này sẽ làm cho não chúng ta tỉnh giấc. Ngồi thiền giúp cơ thể chúng ta lấy lại năng lượng một cách hiệu quả”.
Ngủ đủ giấc
Đại dịch COVID-19 cũng khiến chúng ta dễ mất ngủ. Bà Catchings cho biết: “Giấc ngủ giúp chúng ta phục hồi lại năng lượng để chú trọng và suy nghĩ tốt hơn”.
Mỗi cá nhân cần ngủ từ 6 - 8 tiếng một ngày. Thói quen nêu trên sẽ giúp chúng ta tập được thói quen ngủ đúng giờ và thức đúng lúc, tránh tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tắm nước ấm vào buổi tối để có giấc ngủ ngon hơn.
Tham gia một cuộc giao tiếp tích cực
Chúng ta cảm thấy điều này bất thường cũng chẳng sao, đừng quá khắt khe với bản thân.
Bà Gold nói: “Hãy động viên bản thân mình. Hãy nói với bản thân mình rằng chúng ta có thể thích nghi với điều này và bày tỏ cảm xúc cá nhân cũng không thành vấn đề!”
Khi bạn không có năng lượng để giải quyết vấn đề, hãy suy nghĩ một cách tích cực và bày tỏ cảm xúc của mình trực tiếp. Cách suy nghĩ nội tâm có thể hạ gục nỗi lo sợ và thiếu tự tin trong tâm hồn chúng ta.
Hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tâm lý
Nếu tình trạng lờ đờ, uể oải gây cản trở khả năng làm việc của chúng ta, đã đến lúc mỗi chúng ta cần tìm bác sĩ để gặp và trao đổi vấn đề sức khỏe cá nhân.
Bà Gold nói: “Một bác sĩ tâm lý hay bác sĩ chuyên trị liệu sẽ giúp bạn kiểm soát lờ đờ, uể oải. Chúng tôi sẽ giúp anh chị cải thiện sức khỏe”.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tuổi càng cao thì càng dễ tái nhiễm COVID-19, dù tỉ lệ này là rất nhỏ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.