Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phụ nữ có thai nên chủng ngừa COVID-19 hay không?

Khi nào phụ nữ có thai sẽ chủng ngừa COVID-19 đang là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn và hiện nay các câu trả lời chưa có đủ bằng chứng thuyết phục.

Trong một bài báo của Huffpost, các bác sĩ sản khoa hàng đầu khuyến cáo phụ nữ có thai nên tiêm vắc xin COVID-19, nhưng các bà mẹ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về vấn đề này.

Mặc dù Trường Sản phụ khoa Mỹ cũng đã cho biết phụ nữ mang thai đạt đủ điều kiện nên tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở phụ nữ có thai.

Thiếu dữ liệu tức là chưa có nhiều thông tin khi nào phụ nữ có thai nên chủng ngừa COVID-19, đây là cơ sở quan trọng đối với phụ nữ có thai cần tuân thủ lịch trình rõ ràng liên quan đến việc thăm khám tiền sản, nội soi, tiêm ngừa…

Chủng ngừa có thực sự an toàn và hiệu quả trong giai đoạn đầu mang thai hay không? Khi gần ngày lâm bồn, diễn biến sẽ ra sao? Hãy ghi nhớ một số điều sau đây.

Hiện vẫn chưa xác định được thời điểm chủng ngừa COVID-19 tốt nhất đối với phụ nữ có thai

Tiến sĩ Mark Payson, một thành viên Hiệp hội Sản phụ Khoa và giám đốc quản lý mạng lưới sinh sản CCRM thuộc bang Bắc Virginia, giải thích, 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm các cơ quan của thai nhi hình thành. Đây là giai đoạn dễ tổn thương nhất.

Đó là nguyên nhân vì sao các bác sĩ và nữ hộ sinh khuyên phụ nữ tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu nếu chưa cần.

Ông Payson cho biết: “Dựa theo điều này, việc hoãn chủng ngừa cho đến sau sinh nở nghe có vẻ hợp lý.”

Việc trì hoãn tiêm ngừa sau khi sinh có nghĩa là phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn - đến một lúc nào đó việc lây nhiễm virus có thể gây ra các biến chứng đối với thai nhi đang phát triển.

Những điều trên có nghĩa là chúng ta vẫn chưa xác định rõ thời điểm chủng ngừa tốt nhất đối với phụ nữ có thai.

Phụ nữ có thai nên chủng ngừa khi họ có được vắc xin

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ có thai bị rủi ro bệnh nặng nếu họ nhiễm COVID-19 ở bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai. Virus SARS-CoV-2 làm tăng biến chứng như sinh non.

Ông Payson nói, nếu phụ nữ có thai quyết định chủng ngừa COVID-19, họ nên đi chích ngừa khi có vắc xin trên thị trường.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bà mẹ có thể truyền kháng thể COVID-19 cho bào thai

Một nghiên cứu đăng trong tạp chí JAMA phát hiện phụ nữ có kháng thể COVID-19 sau khi đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và có vẻ như họ sẽ truyền kháng thể cho đứa bé xuyên qua nhau thai. Cũng có một số bằng chứng cho chúng ta biết phụ nữ có thai mắc virus SARS-CoV-2 sớm hơn trong thai kỳ có thể truyền kháng thể cho thai nhi sớm hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca: Hiệu quả và những lưu ý sau tiêm.

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm