Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.
Điều trị triệu chứng tay chân miệng ra sao?
Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Triệu chứng là sốt (nhẹ hoặc cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước tại các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Một số trẻ chỉ loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu không chú ý thì sẽ rất khó phát hiện.
Đa phần trẻ mắc bệnh nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Do đó, khi mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị dựa vào các triệu chứng đã xuất hiện, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6h), có thể phối hợp thêm Ibuprofen nếu không hạ sốt khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ.
Giảm ngứa bằng các thuốc kháng Histamin thông thường như Chlorpheniramine, Theralen… theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung nhiều nước cho trẻ, nhất là các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin.
Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, cần kiêng các loại thức ăn khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như đồ cay nóng, đồ quá cứng. Đối với trẻ bú mẹ, cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng như: Sốt cao từ 38 độ C trở lên; thở mệt; giật mình, chới với, quấy khóc, bứt rứt, đi loạng choạng; ngủ nhiều, li bì; co giật, hôn mê. Khi đó, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.