Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các phương pháp cải thiện rụng tóc

Một mái tóc đẹp phải đen dài và chắc khỏe. Để đạt được điều đó, người xưa đã sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên gần gũi như: bồ kết, chanh, bưởi, hương nhu... để dưỡng tóc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, việc làm đẹp ngày càng được chú trọng. Con người dành thời gian, tiền bạc chăm sóc tóc: chải tóc, búi tóc, uốn, duỗi, nhuộm, cấy, bôi thuốc thơm cho tóc…

Nguyên nhân gây rụng tóc

Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc: do di truyền; rối loạn hoóc-môn: giảm testosteron; da bã nhờn quá mức; nhiễm trùng: thương hàn, giang mai, sốt rét; nấm; rối loạn tâm lý: stress; ăn uống không đầy đủ, suy dinh dưỡng: thiếu sắt; nhiễm độc kim loại: chì, thủy ngân; hóa trị liệu ở bệnh nhân ung thư; bệnh lâu ngày, hoặc trên phụ nữ sau sinh do thay đổi hoóc-môn hay kiêng cử quá mức…

Theo y học cổ truyền: tóc là phần thừa của huyết, huyết ít khí nhiều thì tóc thưa và ngắn, huyết kém thì tóc khô, sau khi ốm dậy tóc rụng nhiều là huyết suy tổn, tóc rụng từng mảng lớn mà da đầu ngứa thì huyết nhiệt.

Do đó, việc chữa trị chủ yếu bổ dưỡng tinh huyết và kèm theo bổ can thận.

Bạch linh

 

Điều trị

Dùng thuốc:

Bổ can thận:

Bài Bổ can thận: thục địa 15g, hoài sơn 15g, trạch tả 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, thảo quyết minh 10g, hà thủ ô 10g.

Bổ khí huyết:

Thập toàn đại bổ gia giảm: đảng sâm 18g, bạch linh 12g, bạch truật 10g, sinh địa 15g, xuyên khung 6g, đương quy 15g, bạch thược 12g, huyền sâm 12g, hoàng kỳ 12g, ngưu tất 6g, cam thảo 6g.

Đảng sâm

Lương huyết, tức phong, dưỡng âm (trong trường hợp huyết nhiệt):

Tứ vật thang hợp Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 24g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đơn bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, thỏ ty tử 15g, xích thược 10g, phục thần 18g, trắc bá diệp 18g.

Dùng ngoài da:

- Mè đen 100g + lá dâu tằm tươi 200g, nấu nước sôi trong 1 giờ lấy nước gội đầu.

- Mật ong 1 muỗng canh + 1 lòng đỏ trứng gà + dầu mè 2 muỗng canh + củ hành ta giã nhuyễn. Bôi hỗn hợp lên tóc ủ khoảng 2 giờ. 3 ngày/ lần trong 1 tháng.

- Vỏ rễ dâu tằm 0,5kg + trắc bá diệp 0,5kg  nấu cùng 3 lít nước thành 2 lít: chia dung gội trong 3 ngày. Mỗi ngày 1 lần.

Hỗn hợp “tam thanh cao”: 20g mỗi vị phụ tử (sống),  mạn kinh tử - bá tử nhân. Đem tất cả giã mịn + 100g mỡ gà. Sau 100 ngày đem bôi vùng tóc rụng.

Bạch truật

Những lưu ý khi điều trị rụng tóc

Chế độ ăn nên dùng những loại:

Rau xanh đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh; dâu tây: nhiều vitamin A và C giúp tăng cường hấp thu sắt trong các loại thực phẩm khác, đồng thời cũng tăng cường khả năng “kết dính” của các tế bào cấu tạo nên sợi tóc, giúp tóc nhanh dài, chắc khỏe và hạn chế rụng tóc.

Việc chữa trị chủ yếu bổ dưỡng tinh huyết và kèm theo bổ can thận

 

Các hạt họ đậu: chứa nhiều protein và các nhóm vitamin B, đặc biệt là đậu đen, rất tốt cho “sức khỏe” của mái tóc.

Hạnh nhân: chứa nhiều vitamin E và kẽm, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng cũng rất quan trọng trong việc giữ gìn mái tóc đẹp.

Trứng: chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin A, B, E, sắt, selen, magiê…

Các loại thịt đỏ: rất giàu protein sắt và kẽm giúp lien kết tế bào da đầu và tóc trở nên chặt chẽ hơn.

Ngủ đúng và đủ giấc. Thời gian từ 22 - 2h sáng là thời gian rất tốt cho da và tóc

BS. Nguyễn Thị Thủy Tiên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm