Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðể giảm phiền muộn vì bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh viêm da thường gặp do di truyền và rối loạn hệ miễn dịch. Đây là bệnh mạn tính, rất hay tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Vẩy nến là bệnh viêm da thường gặp do di truyền và rối loạn hệ miễn dịch. Đây là bệnh mạn tính, rất hay tái phát và khó điều trị dứt điểm. Bệnh có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16-22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn 50-60 tuổi. Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe,  nhưng ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da... chẳng giống ai.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được sáng tỏ. Bệnh có thể liên quan tới nhiều yếu tố riêng rẽ hoặc phức hợp tùy từng bệnh nhân: nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn (viêm tai mũi họng, cúm), xúc cảm thần kinh đột ngột (stress), rối loạn chuyển hóa đường, mỡ, nội tiết, dị ứng, di truyền...

Nhận biết bệnh vẩy nến thế nào?

Hồng ban giới hạn rõ rệt, có vẩy trắng như nến, có thể gây ra thành từng lớp như mica, có khi nổi dát đỏ như giọt nước, có khi to, tròn hoặc bầu dục, đường kính 2,5cm, có khi thành mảng rộng do nhiều dát kết hợp lại. Lúc đầu từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi màng đó đã được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu, có giá trị rất lớn để chẩn đoán.

Vẩy nến da đầu.

Vị trí hay gặp là vùng da bị tỳ, cọ nhiều như khuỷ tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn. Có trường hợp vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thể dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy, dưới móng có chứa bột trắng. Nhiều trường hợp vẩy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tùy theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi. Thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Một số ít phụ nữ lúc mang thai bệnh nhẹ hoặc hết, sau sinh, bệnh lại tái phát, có khi nặng hơn.

Không phải cứ vẩy nến là nguy hiểm

Trên lâm sàng gặp nhiều thể, trong đó thể chấm, giọt, đồng tiền hoặc mảng khu trú thường lành tính, chỉ gây ngứa khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Riêng các thể đỏ da, mụn mủ, viêm da thường kèm theo tổn thương nội tạng, tiên phát hoặc thứ phát, nếu không được điều trị, săn sóc tích cực, đúng đắn thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Thể đỏ da: Do bệnh phát triển, da toàn thân đỏ, sưng, tróc vảy kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hóa, móng dày lên và rụng.

Thể khớp: Thường vẩy nến tăng lan đến các khớp lớn nhỏ như khớp ngón, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, nhẹ là khớp sưng, nặng thì dịch bao khớp xương hủy hoại, khớp dị dạng.

Thể mụn mủ: Tế bào gai bị tổn thương rõ, trên tổn thương vẩy nến mọc lên những mụn mủ không có vi khuẩn, gặp nhiều ở người lớn tuổi.

Điều trị gặp nhiều khó khăn và dễ tái phát

Tùy vào từng thể bệnh và mức độ thương tổn mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Do đó, người bệnh vẩy nến cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn điều trị hiệu quả. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được sáng tỏ, do đó việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Các thuốc Đông y và Tây y đều không mang lại hiệu quả bền vững và không ngăn được tái phát. Hơn nữa thuốc điều trị vẩy nến có thể gây tác dụng phụ, đơn cử như các thuốc mỡ salicylic, crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc. Còn các mỡ corticoid, flucinar,... ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ gây tái phát nặng hơn. Nếu bôi corticoid diện rộng, lâu ngày có thể gây tác dụng phụ (teo da, trứng cá, phị mặt, xốp xương, rối loạn điện giải). Vì vậy, đối với bệnh nhân vẩy nến, nhất là các thể rộng và nặng, người bệnh phải kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu, thậm chí chấp nhận chung sống hòa bình với bệnh.

Những chú ý trong điều trị

Để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng, bạn cần tránh làm tổn thương da, tránh gãi nhiều, tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng giúp bong vẩy, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm cho da). Chế độ ăn cũng góp phần điều trị và hạn chế tái phát bệnh. Cần ưu tiên chọn thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá thu...); rau quả có nhiều beta-caroten như trái bơ, xoài, cà rốt, bông cải xanh; nghêu sò, hải sản  giàu  kẽm và  khoáng chất cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng (trừ người bệnh dị ứng với hải sản đó thì phải kiêng ăn); hạn chế thịt, sữa, trứng, vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. Người bị vẩy nến nên tránh dùng các chất kích thích, hạn chế rượu, cà phê, không hút thuốc lá. Ngoài ra, việc sinh hoạt điều độ, lao động, thể dục thể thao, tắm biển, tắm nắng thích hợp (chỉ nên tắm nắng nhẹ)... rất có lợi cho điều trị.

Lời khuyên của thầy thuốc

Vẩy nến là bệnh khó trị, cần kiên nhẫn, hợp tác với thầy thuốc và tự chăm sóc bệnh của mình. Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. Thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.

BS. Hoàng Văn Thái - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm