Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mụn: không chỉ do mỹ phẩm

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến ở thanh thiếu niên, chiếm đến 80% những người bị mụn. Mụn trứng cá không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng không tốt đến giao tiếp hàng ngày. Mụn hình thành do lỗ nang lông trên da bị bít tắc do bã nhờn tiết ra, xảy ra nhiều nhất là vào giai đoạn dậy thì.

Nguyên nhân và triệu chứng gây mụn

Bề mặt làn da của chúng ta được bao phủ bởi rất nhiều lỗ nhỏ, thường được gọi là các nang lông hoặc các lỗ chân lông, chúng chứa các tuyến dầu giúp giữ ẩm cho da và tóc. Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố có thể làm cho da tiết quá nhiều dầu nhờn dẫn đến tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành nên mụn. Nếu trên đầu mụn có màu đen gọi là mụn đầu đen; nếu như trên đầu mụn màu trắng thì gọi là mụn đầu trắng.

Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm sưng đỏ xung quanh vùng có mụn và xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ. Nếu lỗ chân lông bị bít tắc vỡ ra, tình trạng sưng và những mụn đỏ sẽ càng nhiều, những mụn nằm sâu bên trong da có thể gây đau đớn nghiêm trọng hơn. Hầu hết mụn thường xuất hiện ở trên mặt, nhưng cũng có thể ở trên cổ, lưng, ngực và vai.

Một số yếu tố có thể gây nên mụn

Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi vị thành niên làm tăng tiết lượng dầu trên da là một yếu tố. Các yếu tố khác như độ ẩm cao, mồ hôi và stress cũng có thể làm tình trạng mụn thêm trầm trọng. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra mụn. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng di truyền có đóng một vai trò nhất định: nếu như bố mẹ đã từng có mụn hồi thiếu niên thì con của họ cũng có khả năng bị mụn.

Mụn trứng cá có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn tuổi, kể cả những người đã ngoài 30, 40 hay 50 tuổi. Có tới 80% số người từ 11 đến 31 tuổi có mụn, với 27% trong số đó có tình trạng mụn nặng và thường để lại sẹo. Trong suốt thời niên thiếu, mụn thường gặp ở các bé trai; nhưng ở tuổi trưởng thành, mụn lại phổ biến hơn ở phụ nữ. Đến khi 40 tuổi, mụn vẫn có thể gặp ở 5% phụ nữ và đàn ông.

Điều trị thế nào?

Việc điều trị mụn tập trung vào 4 mục tiêu: chữa lành những mụn hiện có, ngăn chặn những tổn thương sẽ hình thành, ngừa sẹo, giảm thiểu căng thẳng về tâm lý và bối rối khi có mụn.

Hầu hết quá trình điều trị mụn đều phải áp dụng một liệu trình điều trị phối hợp có thể tốn kém và kéo dài nhiều đợt trước khi có kết quả mong muốn. Tuy nhiên, những liệu pháp này không đảm bảo 100% bệnh nhân sẽ hết mụn.

Một số thuốc điều trị mụn

Kháng sinh đường uống, kháng sinh dùng ngoài da, spironolacton và isotretinoin, acid retinoic dạng kem hoặc gel, acid azelaic bôi ngoài da. Ngoài ra còn có thể dùng một số thuốc khác: sulfur và benzoyl peroxid.

Nếu các thuốc không cần kê đơn không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ da liễu có thể kê loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn. Hầu hết các loại thuốc kể trên đều giúp lỗ chân lông trên da không còn bị bít tắc, từ đó làm giảm tình trạng hoặc loại bỏ mụn. Tất cả các thuốc trị mụn đều có tác dụng phụ và bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ thông báo cho bạn vấn đề này.

Tránh đưa tay lên sờ nắn và nặn nhể mụn.

Một số mẹo để kiểm soát mụn

Rửa mặt hai lần một ngày và sau khi đổ mồ hôi nhiều. Ra mồ hôi làm tình trạng mụn nặng thêm.

Sử dụng tay sạch để rửa mặt nhẹ nhàng, dùng các loại sữa rửa mặt không ăn mòn da. Việc sử dụng khăn lau hoặc miếng bọt biển có thể gây kích ứng da.

Tránh việc tẩy mụn, cạo râu cẩn thận, gội đầu thường xuyên. Nếu như tóc có nhiều dầu thì gội đầu hàng ngày. Không để tóc chạm vào mặt; Tránh đưa tay lên sờ nắn và nặn nhể mụn, điều đó có thể làm xuất hiện mụn và mụn tái phát nặng hơn.

Lựa chọn và sử dụng sản phẩm trang điểm cẩn thận. Chọn những sản phẩm không chứa dầu và phải tẩy trang cẩn thận trước khi ngủ.

Tránh ánh nắng mặt trời và không dùng giường ngủ bọc da. Vì một số thuốc điều trị mụn có thể làm cho da trở nên cực kì nhạy cảm với ánh nắng và các đồ dùng bằng da.

Các loại kem, sữa rửa mặt và xà bông có những cơ chế tác động khác nhau để giảm tiết dầu ở lỗ chân lông, bạn có thể phải thử vài loại trước khi tìm ra được một loại phù hợp cho mình.

Nếu như tình trạng mụn làm bạn chán nản, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay.

Điều trị sẹo để lại do mụn

Sẹo do mụn để lại có thể nhẹ hoặc nặng, vết sẹo có thể nằm sâu trong mô. Sử dụng tia laser tái tạo lại bề mặt da, kỹ thuật bào da, lột da bằng hóa chất và sử dụng các chất làm đầy là bốn liệu pháp thường dùng để điều trị sẹo do mụn.

Sử dụng laser: giúp loại bỏ từng lớp da với độ chính xác cao để các tế bào da được hình thành mới trong quá trình điều trị mang lại một làn da săn chắc và tươi trẻ hơn.

Kỹ thuật mài da (còn gọi là chà nhám): cũng giúp loại bỏ các lớp da.

Lột da bằng hóa chất: là phương pháp dùng một loại dung dịch bôi trên da để làm nó “phồng hơn” và cuối cùng là bóc ra được; làn da mới lộ ra thường nhẵn nhụi hơn làn da cũ.

Các chất làm đầy được tiêm vào trong da, làm vết sẹo đầy lên và dần ngang bằng với bề mặt da bình thường.Tác dụng của các chất làm đầy kéo dài từ 6 đến 18 tháng.

Ngoài ra, phẫu thuật trị mụn cũng là một biện pháp điều trị giúp nâng các vết sẹo lên và qua thời gian, một số vết sẹo sẽ mờ dần.

Mụn nếu không được điều trị có thể dẫn tới sẹo, trầm cảm và stress.Việc điều trị mụn sớm và đúng cách là rất quan trọng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế hoặc ngăn ngừa sẹo.

Đàm Thị Thanh Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm