Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại trầm cảm - Phần 1

Có hai loại trầm cảm phổ biến nhất là rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD) và rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người Mỹ, trong đó người trưởng thành chiếm 7% và tái diễn hàng năm.

Trầm cảm là một bệnh, không chỉ bao gồm cảm giác thất vọng, chán nản mà còn đặc trưng bởi những cảm xúc nỗi buồn, tuyệt vọng và cảm thấy bất ổn dai dẳng. Tâm trạng thất thường là một điều hết sức bình thường. Các sự việc gây buồn và căng thẳng xảy ra trong cuộc sống của mọi người, và đáp ứng lại bằng những cảm xúc là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cảm thấy đau khổ tuyệt vọng và không còn hy vọng lại là không bình thường. Đó là  dấu hiệu của trầm cảm - một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Mỗi người đều trải qua tình trạng rối loạn tâm trạng theo những cách khác nhau nên cũng có những loại trầm cảm khác nhau. Xác định loại trầm cảm giúp định hướng điều trị  được đúng đắn hơn. Thông thường  có hai loại trầm cảm phổ biến nhất là rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD) và rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD).

Rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD)

Những người bị chứng trầm cảm trải qua một trạng thái gần như liên tục của nỗi buồn, trống rỗng, và tuyệt vọng, với thời gian kéo dài ít nhất là hai tuần. MDD là một căn bệnh suy nhược có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Khi bị MDD, bạn sẽ không có hứng thú với những hoạt động mà  bạn từng thấy vui vẻ và gặp khó khăn trong việc:

  • Ăn
  • Ngủ
  • Làm việc
  • Giao tiếp với mọi người

Nhiều người sử dụng từ "trầm cảm" để mô tả rối loạn tâm trạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thích sử dụng thuật ngữ "rối loạn trầm cảm ưu thế" hoặc "trầm cảm nặng". Cả hai thuật ngữ này mô tả một vấn đề y tế cụ thể hơn là một nhóm các hành vi không đáp ứng các tiêu chuẩn cho chẩn đoán MDD. Khi người ta đề cập đến "trầm cảm lâm sàng", họ thường đề cập đến MDD.

Sau đây là các phân typ khác nhau của MDD:

Rối loạn trầm cảm ưu thế với các đặc điểm không điển hình

Những người bị MDD đều chán nản, nhưng những người có MDD với các đặc điểm không điển hình là phản ứng tâm trạng. Đó  là những trải nghiệm những đỉnh điểm cao về cảm xúc tạm thời đối với cả tin tốt và tin xấu. Một số chuyên gia về sức khoẻ tâm thần cho rằng loại trầm cảm này có thể là một dạng nhẹ của rối loạn lưỡng cực gọi là "cyclothymia". Triệu chứng không điển hình thường xuất hiện lần đầu tiên trong những năm tuổi vị thành niên, và nó có thể tiếp tục vào cuộc đời người trưởng thành.

Những người bị trầm cảm không điển hình cũng có thể xuất hiện:

  • Tăng cân đáng kể
  • Tăng thèm ăn
  • Ngủ quá nhiều
  • Tê liệt, hoặc cảm giác nặng ở cánh tay hoặc chân
  • Nhạy cảm với sự  từ chối

Rối loạn trầm cảm ưu thế sau sinh

Tình trạng này đã từng được gọi là trầm cảm sau sinh. Dạng MDD này được chẩn đoán nếu MDD xảy ra trong thời gian mang thai hoặc trong vòng bốn tuần sau khi sinh em bé.

Người ta ước tính rằng từ 3 đến 6 % phụ nữ sẽ trải qua loại MDD này trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh. Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 50% những đợt bệnh sẽ bắt đầu trước khi sinh. Nguyên nhân của vấn đề này chưa được biết, nhưng các chuyên gia y tế đã thay đổi tên từ trầm cảm sau sinh sang trầm cảm trong thời kì mang thai vì thống kê này. Phụ nữ bị rối loạn này thường có:

  • Lo âu
  • Hoảng loạn
  • Biếng ăn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bất xứng
  • bồn chồn
  • Hoang tưởng

Trong một số ít trường hợp, loại trầm cảm này có thể có các đặc điểm tâm thần.

Rối loạn trầm cảm ưu thế theo mùa

MDD theo mùa được gọi là bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa. Chẩn đoán này chỉ áp dụng cho các đợt tái phát lặp lại MDD nghĩa  là các triệu chứng trầm cảm xuất hiện vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Thông thường, người ta sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm vào mùa thu hoặc mùa đông, và các triệu chứng sẽ biến mất vào mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, có thể gặp trầm cảm vào mùa xuân và mùa hè.

  • Rối loạn trầm cảm ưu thế  u sầu
  • Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:
  • Mất đi niềm vui trong tất cả hoặc hầu hết các hoạt động
  • Không phản ứng gì với những điều tốt
  • Sự kích động tâm thần, chẳng hạn như đi nhanh hoặc siết chặt tay
  •  Tội lỗi
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm gia tăng vào buổi sáng

MDD với đặc điểm u sầu nếu các triệu chứng đã đề cập ở trên phát triển trong giai đoạn nghiêm trọng nhất của giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm ưu thế tâm thần

MDD có thể xảy ra với các triệu chứng tâm thần, như ảo tưởng hoặc ảo giác. Nội dung của những ảo tưởng tâm thần thường có xu hướng phù hợp với cảm giác chán nản. Ví dụ, một người bị MDD tâm thần có thể nghe thấy tiếng nói nói với họ rằng họ vô giá trị và không xứng đáng để sống.

Rối loạn trầm cảm ưu thế có tăng trương lực

Cùng với các triệu chứng của MDD, những người bị chứng trầm cảm tăng trương lực còn thêm chứng rối loạn tâm thần vận động. Các triệu chứng liên quan đến sự bất lực đột ngột hoặc chuyển động quá mức mà dường như không có mục đích.

Đón đọc phần tiếp theo tại: vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của trầm cảm lên cơ thể

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm