Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các hormone quan trọng trong cơ thể

Tất cả quá trình chuyển hóa trong cơ thể được duy trì, điều hòa bởi các hormone. Có hơn 50 loại hormone trong cơ thể chúng ta, trong đó một số hormone thực hiện đặc hiệu một nhiệm vụ, trong khi có những hormone khác lại có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ.

Hormone là những chất rất đặc hiệu, những phân tử nhỏ này được sản xuất ở những cơ quan, tế bào đặc hiệu, được tuần hoàn trong cơ thể và phát ra các tín hiệu cũng như các chất điều hành riêng biệt cho các cơ quan đích nhất định, giữ cho cơ thể phát triển và cân bằng. Với mỗi loại hormone, chúng sẽ có những tế bào, cơ quan tiếp nhận riêng, còn gọi là thụ thể. Ví dụ như, hormone insulin thực hiện nhiệm vụ giúp loại bỏ lượng đường trong máu chỉ khi các thụ thể ở cơ, chất béo và gan tiếp nhận chúng. Nhưng các hormone không hoạt động đơn lẻ - insulin mà các hormone sẽ cùng phối hợp với nhau. Một loại hormone khác - glucagon cũng có tác dụng lượng đường trong máu không bị mất đi quá nhiều.

Hệ nội tiết là mạng lưới các hormone (và các tuyến, cơ quan sản xuất ra hormone) giúp cơ thể hoạt động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điểm nổi bật về các hormone quan trọng, cùng với cách để duy trì lượng hormone thích hợp cũng như nhận biết các dấu hiệu bất thường.

Hormone insulin là gì?

Khi chúng ta ăn, tế bào beta của tụy sẽ tiết ra insulin giúp cơ thể sử dụng và dự trữ đường trong máu, đây là loại đường mà cơ thể nhận được từ thức ăn. Khi nồng độ insulin quá cao hoặc quá thấp, có thể gây nên bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2.

Với bệnh đái tháo đường type 1, tuyến tụy có thể không sản xuất được insulin nữa do các tế bào beta đã bị phá hủy, có thể do quá trình tự miễn của cơ thể. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn tiết ra insulin nhưng cơ thể không còn đáp ứng tốt với insulin, vì vậy người bệnh cần dùng thuốc hoặc mũi tiêm đặc biệt để tăng cường insulin. Hậu quả của lượng đường quá nhiều trong máu có thể bao gồm bệnh tim mạch, giảm thị lực và tổn thương thận.

Không có phương pháp để tránh mắc bệnh đái tháo đường type 1, tuy nhiên bệnh đái tháo đường type 2 thì có thể phòng ngừa được. Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2, bạn cần thực hiện các chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm: Ăn nhiều rau không chứa tinh bột, protein nạc, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đồ uống không đường, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa và đồ uống có đường hoặc rượu bia.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ chỉ vài phút sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu vì insulin ở cơ bắp thúc đẩy sự hấp thu glucose. Theo khuyến nghị, mỗi người cần tập thể dục ít nhất 150 phút với cường độ trung bình một tuần và tập các bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất hai ngày mỗi tuần để duy trì các hệ thống trong cơ thể khỏe mạnh.

Với những người bị tiền tiểu đường, họ cần lưu ý kiểm tra sớm và thường xuyên là rất quan trọng để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để tránh mắc phải các biến chứng như đau tim, đột quỵ, loét chân hoặc suy thận.

7 hormone quan trọng trong cơ thể người mà không phải ai cũng biết

Hormone tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nhỏ ở cổ nhưng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tuyến giáp được kiểm soát bởi một loại hormone từ tuyến yên được gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và hormone do tuyến giáp sản xuất là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có các thụ thể đối với hormone tuyến giáp. Và các hormone này có tác dụng như một cục pin cho các tế bào để giúp cơ thể hoạt động.

Khi một người không có đủ hormone tuyến giáp (một tình trạng phổ biến được gọi là suy giáp), tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, nhịp tim chậm, tăng cân, khô tóc và da, nhạy cảm với lạnh, trầm cảm, táo bón, đau khớp và cơ bắp, chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một tin tốt là sử dụng thuốc chứa hormone tuyến giáp hàng ngày sẽ giúp điều trị bệnh. Ngược lại, sự dư thừa hormone tuyến giáp (cường giáp) có thể dẫn đến mệt mỏi, nhịp tim nhanh, sụt cân, nhạy cảm với nhiệt, thay đổi tâm trạng, tiêu chảy và yếu cơ. Điều trị có thể bao gồm các loại thuốc giúp giảm nồng độ hormone tuyến giáp hoặ iốt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào trong tuyến giáp.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn và bệnh tuyến giáp

Không có phương pháp tự nhiên nào giúp để kiểm soát các hormone tuyến giáp, bởi vì lý do phổ biến nhất khiến tuyến giáp hoạt động kém là một quá trình tự miễn dịch. Đôi khi quá trình tự miễn dịch đó được kích hoạt bởi căng thẳng—căng thẳng về tinh thần như chia tay với người quan trọng của bạn hoặc căng thẳng về thể chất như ốm nặng hoặc sinh đẻ. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ cũng có thể bị viêm tuyến giáp sau sinh trong vòng một năm sau khi sinh con. Tuy nhiên, tuyến giáp có thể trở lại bình thường mà không cần điều trị.

Những người trên 60 tuổi có thể làm tăng khả năng mắc các vấn đề tuyến giáp, nhưng những thay đổi nhỏ về nồng độ tuyến giáp khi già đi thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Các bác sĩ cho rằng những thay đổi về tuyến giáp đó, mặc dù có sự bất thường trong kết quả xét nghiệm máu, nhưng đây có thể chỉ là sự thích nghi bình thường của tuyến giáp với quá trình lão hóa. Nếu do quá trình lão hóa, các xét nghiệm về chức năng tuyến giáp (chẳng hạn như hấp thu iốt phóng xạ) sẽ cho kết quả bình thường ngay cả khi nồng độ hormone đa thay đổi.

Hormone cortisol và adrenaline hoạt động như thế nào?

Đây là các hormone liên quan đến quá trình căng thẳng quan trọng nhất, các hormone này được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Nếu bạn gặp một tình huống khẩn cấp, hai hormone này sẽ giúp tăng năng lượng đột biết để giúp bạn bỏ chạy khỏi tình huống đó. Những hormone này hiếm khi bị mất cân bằng, trừ khi bạn có khối u trên tuyến thượng thận hoặc một tình trạng tự miễn gây ảnh hưởng đến tuyến thượng thận hoặc sử dụng steroid trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng mạn tính, nồng độ cortisol có thể tăng nhẹ. Một tình trạng khác cũng khiến cho nồng độ cortisol thay đổi đó là, với những người làm việc ca đêm nồng độ cortisol của họ sẽ cao hơn do bình thường cortisol sẽ giảm trong khi đi ngủ. Sự thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, việc sản xuất cortisol dư thừa trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng cân.

Cortisol và andrenaline cũng thuộc nhóm hormone điều hòa ngược, điều này có nghĩa rằng hormone này không chỉ giúp khi bạn gặp căng khẳng mà cả khi lượng đường trong máu quá thấp – tin xấu đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Là một loại hormone điều hòa ngược, cortisol sẽ làm giảm nồng độ insulin và nếu cơ thể giảm nồng độ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và bệnh tiểu đường sẽ không được kiểm soát. Đây là lý do tại sao căng thẳng đóng một vai trò lớn trong bệnh tiểu đường.

Một tác dụng cần chú ý khác đó là, cortisol giúp giảm viêm. Do đó, trong một số bệnh ví dụ như COVID-19, người nhập viện vì COVID-19 và cần thở oxy thường được tiêm cortisol để ngăn chặn tình trạng viêm do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Các hormone giới tính, testosteron và estrogen

Chúng ta thường gọi hormone testosteron và estrogen là các hormone giới tính bởi vì các hormone này kiểm soát sức hỏe sinh sản của chúng ta. Khi trẻ gái bước vào giai đoạn dậy thì, hormone estrogen (được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng) tăng lên để thúc đẩy sự phát triển sinh sản và ảnh hưởng đến các hệ thống khác như hệ tiết niệu, lớp niêm mạc, cơ vùng chậu, da, tóc và hệ tim mạch.

Với trẻ trai trong thời kỳ dậy thì, hormone testosteron (chủ yếu được tiết ra ở tinh hoàn) tăng  lên và gây ra các sự thay đổi ở da, xương, cơ và lớp mỡ. Những người chuyển giới có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung hormone tự nhiên để giúp cơ thể phát triển phù hợp với cảm giác bên trong.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm tăng cường Testosterone

Mặc dù phụ nữ vẫn sản xuất testosteron và nam giới cũng sản xuất estrogne, nhưng lượng hormone được sản xuất ra rất ít và khi già đi, quá trình sản xuất hormone ở cả hai giới đều giảm đi. Sự suy giảm hormone có thể dẫn đến sự thay đổi về tình dục như giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo ở phụ nữ và rối loạn cương dương ở nam giới. Ngoài ra, các hormone còn có nhưng tác động khác đối với cơ thể. Hormone estrogen là một loại hormone giúp bảo vệ xương và ở nam giới, testosteron được chuyển hóa thành estrogen. Đây là lý do vì sao phụ nữ khi mãn kinh thường có nguy cơ loãng xương cao hơn. Khi nam giới trong độ tuổi 70 hoặc già hơn, lượng testosteron giảm dần, trong khi đó quá trình giảm tiết này ở nữ giới xảy ra ở độ tuổi là 50. Để duy trì sự chắc khỏe của xương trước khi quá muộn, hãy bổ sung canxi, thực hiện các bài tập với trọng lượng cơ thể và tránh hút thuốc.

Hormone 101: Testosterone

Hormone melatonine là gì?

Melatonine là một hormone tự nhiên giúp bộ não nhận biết đến thời gian đi ngủ và duy trì nhịp sinh học của cơ thể. Thông thường, khi võng mạc trong mắt nhận được ánh sáng, một tín hiệu sẽ được gửi đến tuyến tùng của não và yêu cầu cơ quan này ngừng tiết melatonine. Kết quả là chúng ta thức giấc. Vào ban đêm, khi võng mạc ghi nhận một môi trường tối hơn, một tín hiệu sẽ được đưa ra để kích hoạt quá trình giải phóng melatonine. Khi đó chúng ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ.

Nếu bạn làm việc vào ca đêm và ngủ trong phòng tối vào ban ngày, tuyến tùng sẽ thích nghi để giải phóng melatonine vào ban ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 đến 2 giờ để có đạt được giấc ngủ tốt nhất.

Hiểu về progesterone, prolactin và oxytocin

Đây là một vài trong số nhiều hormone góp phần vào khả năng sinh sản và mang thai. Sau khi phụ nữ rụng trứng, progesterone báo hiệu niêm mạc tử cung dày lên và chuẩn bị cho khả năng thụ thai. Trong khi đó, oxytocin giúp ích trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ, hormone prolactin có tác dụng kích thích sản xuất sữa mẹ. Những hormone này có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng một số hormone như oxytocin, có vai trò chính là hỗ trợ các cơn co thắt để chuẩn bị cho việc sinh nở, hormone này còn có vai trò trong quá trình kết nối, thân mật và các mối quan hệ

Hormone tăng trưởng ở người là gì?

Hormone tăng trưởng ở người (hGH) hay còn được gọi là somatotropin được tạo ra bởi tuyến yên trong não và vai trò chính của hormone này đó là thúc đẩy sự tăng trưởng ở trẻ em. Hormone tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ và khi trẻ bị thiếu hụt cần được bổ sung. Đối với những người được điều trị hormone khi còn nhỏ, họ thường cần duy trì điều trị ở tuổi trưởng thành. Quá nhiều hGH có thể gây ra bệnh to đầu chi. Bệnh có các dấu hiệu như người bệnh cảm nhận được bàn tay hoặc bàn chân to ra hoặc sự thay đổi về khoảng cách giữa các răng nếu hàm mở rộng. Tuy nhiên tình trạng này cũng gây ra tăng cân và các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ. Trong bệnh to đầu chi, các bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gốc rễ (chẳng hạn như khối u tuyến yên).

Cần ghi nhớ rằng, các hormone kiểm soát mọi quá trình trong cơ thể do đó nếu gặp các vấn đề bất thường, hãy đi khám sớm nhất có thể. Nếu các xét nghiệm liên quan đến nội tiết của bạn có vấn đề, bạn không nên tự đánh giá các chỉ số mà cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của mình.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng quan về hormone trong sữa mẹ

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm