Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng quan về hormone trong sữa mẹ

Khi bạn đang cân nhắc về việc có cho con bú hay không thì việc nắm được các thông tin cần thiết về sữa mẹ và sữa công thức là điều rất quan trọng. Có nhiều sự khác biệt trong sữa mẹ và sữa công thức. Một trong những khác biệt này là về loại và số lượng hormone được tìm thấy trong mỗi loại sữa.

Nhiều loại hormone trong sữa mẹ chỉ mới được xác định gần đây và các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục diễn ra. Vì vậy, tại thời điểm này, vẫn còn nhiều loại hormone trong sữa mẹ vẫn chưa có đầy đủ thông tin về chức năng và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ. Và cũng do đó mà không thể cố gắng tái tạo thành phần hormone của sữa mẹ trong sữa công thức cho trẻ.

Tất nhiên, sữa bột dành cho trẻ sơ sinh là một lựa chọn thay thế an toàn cho sữa mẹ, nhưng đó không phải là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh như sữa mẹ.

Hormone là gì?

Hormone là hóa chất được giải phóng vào máu từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể, giúp dẫn truyền các thông điệp đến các cơ quan và mô để cơ thể biết cần gì và phải làm gì. Hormone có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, nước bọt và sữa mẹ. Hormone có nhiều chức năng, bao gồm kiểm soát sinh sản, tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, huyết áp và các chức năng quan trọng khác của cơ thể.

Các hormone trong sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa nhiều loại hormone. Một số hormone có cấu trúc đơn giản giúp chúng có thể di chuyển dễ dàng hơn vào sữa mẹ. Và các loại hormone có cấu trúc lớn hơn thì gặp khó khăn hơn trong việc đi vào sữa mẹ hoặc không thể đi vào sữa mẹ.

Nồng độ các hormone khác nhau trong sữa mẹ không giống nhau và cũng thay đổi theo thời gian.

Dưới đây là một số hormone được tìm thấy trong sữa mẹ:

Prolactin

Prolactin là hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Sữa non có lượng prolactin cao. Nhưng sau vài ngày đầu cho con bú, lượng prolactin sẽ giảm xuống nhanh chóng và trở về bằng với mức độ prolactin trong máu.

Hormone tuyến giáp: TSH, T3 và T4

Hormone tuyến giáp được tạo ra bởi tuyến giáp. Chúng đóng vai trò thực hiện nhiều chức năng quan trọng và cũng ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống trong cơ thể. Chức năng quan trọng nhất của hormone tuyến giáp là kiểm soát cách cơ thể phân giải thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình này được gọi là quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp cũng tham gia điều hòa nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa và nhiệt độ cơ thể cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển.

Nồng độ thyroxine (T4) trong sữa non thường thấp, nhưng sẽ tăng dần trong tuần đầu tiên cho con bú. Thyroxine giúp ruột trẻ sơ sinh phát triển. Trong vài tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ có lượng thyroxine trong cơ thể cao hơn nhiều so với trẻ uống sữa công thức.

Một lượng nhỏ triiodothyronine (T3) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cũng đã được tìm thấy trong sữa mẹ. Người ta cho rằng các hormone tuyến giáp trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị suy giáp. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định điều này.

Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF)

Yếu tố tăng trưởng biểu bì là yếu tố tăng trưởng chính kích thích tăng trưởng tế bào. Loại hormone này có nhiều chức năng nhưng đặc biệt quan trọng đối với sự tăng tưởng và phát triển của đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.  Có thể tìm thấy hormone này trong máu, nước bọt, nước ối và sữa mẹ.

Ngay sau khi sinh con, sữa non chứa một lượng lớn EGF, sau đó giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người mẹ sinh con non ở khoảng 23-27 tuần thì lượng EGF trong sữa mẹ sẽ cao hơn rất nhiều trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Đây là một lợi thế tự nhiên do trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa rất cao, đặc biệt là viêm ruột hoại tử (NEC), và nồng độ EGF cao có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề này.

Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác bao gồm các yếu tố tăng trưởng sữa mẹ I, II và III (HMGF) và yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-I) cũng đã được tìm thấy trong sữa mẹ.

Beta-Endorphin

Hormone endorphin là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Các beta-endorphin có trong sữa mẹ được cho là giúp trẻ sơ sinh đối phó với những yếu tố căng thẳng khi sinh và điều chỉnh cuộc sống bên ngoài tử cung. Có nhiều chất beta-endorphin trong sữa mẹ ở những phụ nữ sinh thường, sinh non và những phụ nữ không gây tê ngoài màng cứng khi sinh con.

Relaxin

Đây là một hormone đóng vai trò lớn trong hệ sinh sản ở nữ giới. Hormone này giúp nới lỏng các khớp, cơ và gân. Trong quá trình sinh nở, relaxin giúp làm mềm cổ tử cung và nới lỏng khung chậu để chuẩn bị cho em bé chào đời. Loại hormone này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô tạo sữa ở vú.

Relaxin có trong sữa mẹ non, và tồn tại trong sữa mẹ trong nhiều tuần sau sinh. Tầm quan trọng của relaxin trong sữa mẹ vẫn chưa được hiểu hết, nhưng chức năng của nó có thể liên quan đến dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.

Erythropoietin (EPO)

Erythropoietin là một loại hormone do thận tạo ra và giúp cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu hơn. Hormone này truyền vào sữa mẹ giúp kích thích sản xuất hồng cầu ở trẻ sơ sinh.

Cortisol

Cortisol thường được gọi là hormone căng thẳng. Đây là một loại hormone steroid có nhiều chức năng trong cơ thể con người. Nồng độ cortisol Trong sữa non ở mức cao nhưng cũng giảm xuống nhanh chóng và duy trì ở mức thấp hơn khi tiếp tục cho con bú. Những phụ nữ có một cuộc sống hạnh phúc, ít căng thẳng và cho con bú một cách thuận lợi thường có lượng cortisol trong sữa thấp hơn.

Lượng cortisol trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến lượng tiết immunoglobulin A (sIgA). IgA là một kháng thể quan trọng giúp bảo vệ em bé khỏi ốm yếu và bệnh tật. Mức cortisol cao hơn có mối liên quan đến mức sIgA thấp. Vì vậy, có vẻ như mức độ căng thẳng và nồng độ cortisol cao có thể ảnh hưởng đến các đặc tính miễn dịch lành mạnh của sữa mẹ.

Các nhà khoa học không chắc chắn cortisol trong sữa mẹ thực sự có tác dụng gì, nhưng họ tin rằng nó có thể:

  • Giúp cơ thể trẻ sơ sinh kiểm soát sự di chuyển của chất lỏng và muối trong đường tiêu hóa
  • Tham gia vào sự phát triển của tuyến tụy của trẻ
  • Đóng một vai trò trong việc giúp trẻ sơ sinh đối phó với căng thẳng từ bên ngoài

Leptin

Leptin được tạo ra bởi các mô mỡ của cơ thể. Hormone này kiểm soát sự thèm ăn, cân nặng và mức năng lượng mà cơ thể sử dụng. Leptin trong sữa mẹ có thể giúp kiểm soát cân nặng của em bé. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi sữa mẹ chứa nhiều leptin, trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn. Vì vậy, leptin có thể giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ bú mẹ .

Các hormone khác được tìm thấy trong sữa mẹ

Các hormone khác đã được xác định trong sữa mẹ bao gồm hormone tăng trưởng gonadotropin (GnRH), insulin, progesterone, estrogen, androgen, gastrin, adiponectin, resistin và ghrelin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lầm tưởng và sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ

 

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm