Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các câu hỏi thường gặp về vắc xin cúm

Những điều bạn cần biết về vắc xin cúm, hiệu lực và nguy cơ

Các câu hỏi thường gặp về vắc xin cúm

Tóm tắt thông tin cần biết

  • Vắc  xin phòng cúm hiện nay có dạng tiêm.
  • Hãy tiêm vắc xin phòng cúm ngay khi có dịch cúm ở khu vực của bạn.
  • Nên đặc biệt tiêm chủng nếu bạn, người sống cùng hoặc người bạn chăm sóc có nguy cơ cáo bị biến chứng từ cúm.
  • Các tác dụng phụ nhẹ bao gồm đau mỏi cơ, đau đầu và sốt là những tác dụng phụ phổ biến của vắc xin cúm.
  • Nếu bạn bị các phản ứng nặng như khó thở, phát ban hoặc sưng mặt, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay tức khắc.
 

Vắc xin phòng cúm có hiệu lực như thế nào?

Vắc xin phòng cúm là phương án bảo vệ cúm tốt nhất khi chuyển mùa. Nó có thể giảm trường hợp ốm sốt, số lần đi khám bác sĩ và số ngày nghỉ làm, nghỉ học do cúm, cũng như giảm số ca nhập viện và tử vong do cúm.

Tôi nên tiêm chủng khi nào?

Hãy tiêm vắc xin ngay sau khi có ca bệnh lưu hành ở khu vực của bạn, lý tưởng là từ tháng Mười, để đảm bảo bạn được bảo vệ trước khi mùa cúm bắt đầu. Tuy nhiên,khi virut cúm còn đang lưu hành, việc tiêm chủng nên được thực hiện xuyên suốt mùa cúm. Mùa cúm thường cao điểm vào giữa tháng Mười hai và tháng Hai, nhưng vẫn còn tiếp tục cho đến cuối tháng Năm. Chuẩn bị cho hệ miễn dịch ngay từ ban đầu là phương án hiệu quả nhất, nhưng việc tiêm chủng không là quá muộn nếu bạn thực hiện vào tháng Một hoặc hơn.  

Tôi nên lựa chọn vắc xin như thế nào?

Có hai loại vắc xin cúm khác nhau, loại chứa ba chủng và loại chứa bốn chủng vi rút.

Vắc xin chứa ba chủng virut sẽ bảo vệ bạn khỏi hai loại virut cúm A (H1N1 và H3N2) và một loại virut cúm B. Vắc xin này có các loại như:

  • Mũi tiêm liều tiêu chuẩn (IIV3), được phê duyệt để sử dụng cho đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên. (Phần lớn vắc xin cúm thực hiện bằng đường tiêm. Có một loại vắc xin cúm được thực hiện thông qua một máy chủng, đối với người 18 đến 64 tuổi).
  • Mũi tiêm liều cao được chấp nhận cho người 65 tuổi trở lên.
  • Mũi tiêm tái tổ hợp không có trứng, được chấp nhận cho người 18 tuổi trở lên.
  • Mũi tiêm có bao gồm chất phụ (một thành phần của vắc xin giúp đáp ứng miễn dịch trong cơ thể người bệnh mạnh hơn), được chấp nhận cho người 65 tuổi trở lên.

 

Vắc xin gồm bốn chủng virut bảo vệ sức khỏe khỏi hai loại virut cúm A và hai loại virut cúm B. Vắc xin này được chấp nhận ở các độ tuổi khác nhau và bao gồm:

  • Vắc xin cúm tiêm dưới da, loại này được tiêm vào da thay vì cơ và sử dụng kim tiêm nhỏ hơn nhiều so với bình thường. Nó được chấp nhạn đối với người 18-64 tuổi.
  • Vắc xin cúm chứa virut phát triển ở môi trường nuôi cấy tế bào, được chấp nhận với đối tượng từ 4 tuổi trở lên.

 

Vắc xin cúm sẽ hiệu quả trong vòng bao lâu?

Vắc xin cúm cần thiết đối với mỗi mùa vì hai lý do. Thứ nhất, đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vắc xin giảm sút qua thời gian, vì vậy tiêm vắc xin định kỳ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tối đa. Thứ hai, vì virut cúm biến đổi thường xuyên, việc phát triển vắc xin cúm được xem xét hàng năm và đôi khi cập nhật để bắt kịp sự thay đổi của virut cúm. Để bảo vệ tốt nhất, các đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin hằng năm.

Vắc xin phòng cúm có hiệu lực ngay lập tức không?

Cần khoảng hai tuần sau khi tiêm vắc xin để kháng thể phát triển trong cơ thể và cung cấp tác dụng bảo vệ khỏi virut cúm. Trong thời gian đó, bạn vẫn có nguy cơ bị cúm. Đó là lý do vì sao bạn nên tiêm chủng vào đầu mùa thu, vì vậy bạn sẽ được bảo vệ trước khi dịch cúm lan truyền trong cộng đồng.

Vắc xin có an toàn không?

Vắc xin cúm mùa được ghi nhận có tính an toàn rất cao. Mặc dù các tác dụng phụ do vắc xin vẫn có thể xảy ra, Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ cũng như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã theo dõi chặt chẽ vắc xin cúm mùa.

Tôi có nên tiêm phòng cúm khi không được khỏe?

Nếu bạn bị sốt, bạn nên đợi cho đến khi khỏi sốt trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm chủng nếu đang có vấn đề về đường hô hấp nhưng không sốt, hoặc bạn bị sốt nhẹ.

Tác dụng phụ của vắc xin cúm như thế nào?

Có nhiều dạng tác dụng phụ khác nhau liên quan đến việc tiêm vắc xin. Các tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau nhức, đỏ và sưng ở vùng tiêm
  • Choáng váng, thường xảy ra ở thiếu niên
  • Nhức
  • Sốt (nhẹ)
  • Buồn nôn

Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường bắt đầu trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm, Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm:

  • Khó thở
  • Khàn tiếng
  • Sưng quanh mắt hoặc môi
  • Phát ban
  • Nhợt nhạt
  • Yếu
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Thay đổi hành vi
  • Sốt cao

Nếu bạn bị một trong những phản ứng đó, tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Làm thế nào để tôi báo cáo phản ứng nghiêm trọng của vắc xin?

Liên hệ với người cung cấp dịch vụ y tế ngay lập tức nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm. Người cung cấp dịch vụ y tế sẽ có nghĩa vụ phải báo cáo lại trường hợp phản ứng vắc xin đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tất cả các trường hợp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin nên được báo cáo, kể cả trong trường hợp bạn không chắc chắc nguyên nhân có đến từ vắc xin cúm hay không.

Tôi có thể bị cúm do vắc xin không?

Không, bạn không thể bị cúm do vắc xin cúm vì nó chứa vi rút cúm bất hoạt (đã bị giết), vì vậy nó không thể gây bệnh nữa. Phản ứng phụ phổ biến nhất của vắc xin cúm là đau nhức, đỏ, hoặc sưng ở vùng  tiêm. Sốt nhẹ, đau đầu và đau cơ cũng có thể xảy ra.

Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin?

Hãy thảo luận với người cung cấp dịch vụ y tế nếu bạn:

  • Bị dị ứng nghiêm trọng với trứng gà hoặc bất kì thành phần nào trong vắc xin.
  • Tiền sử bị phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm.
  • Sốt vừa đến nặng (bạn nên đợi sau khi sức khỏe tốt lên mới tiêm vắc xin).
  • Người có tiền sử hội  chứng Guillain – Barre

Tìm hiểu thêm về Cúm và bệnh hen suyễn

 

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theoVaccines.gov)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm