Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bộ phận trên cơ thể đặc biệt như dấu vân tay

Vân tay chính là một đặc điểm đặc biệt để phân biệt bạn với hơn 7 tỷ người khác trên thế giới này. Tuy nhiên, ngoài vân tay, cũng có những loại vân, dấu khác chỉ đặc trưng cho một mình bạn mà thôi!

Các bộ phận trên cơ thể đặc biệt như dấu vân tay

Mống mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và cũng là đặc điểm nhận dạng của bạn. Mống mắt là phần cơ giúp đóng mở đồng tử để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt và mống mắt có một kết cấu nhỏ vô cùng đặc biệt. ADN giúp xác định màu và cấu trúc của mống mắt nhưng các biến đổi xảy ra trong khi thai nhi phát triển sẽ khiến mống mắt của bạn trở nên đặc biệt (thậm chí, mống mắt trái và  phải của bạn cũng sẽ khác nhau). Nguyên nhân được cho là do trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ mở và nhắm mắt để phát triển mắt, do đó, mống mắt sẽ thắt chặt hoặc lỏng hơn, tùy mức độ nhắm và mở mắt.

Tai

Bạn đã bao giờ quan sát tới những đường cong và viền ở tai chưa? Hình dạng của vành tai của bạn là duy nhất. Trong một nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán để giúp nhận diện một cá nhân trong số hơn 250 người với tỷ lệ chính xác lên tới 99.6% bằng cách sử dụng ánh sáng để ghi lại hình dạng của vành tai. Tai cũng giống như dấu vân tay và đã được một số công ty kỹ thuật sử dụng để mở điện thoại bằng cách chạm điện thoại vào tai.

Môi

về lý thuyết, các thám tử có thể tìm ra bằng chứng phạm tội nhờ một nụ hôn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Forensic Dental Sciences chỉ ra rằng các rãnh lồi lõm trên môi cũng là đặc điểm tồn tại duy nhất, giống như vân tay vậy. Mặc dù có thể dùng dấu môi để làm bằng chứng phạm tội, nhưng trong đa số các trường hợp, kẻ phạm tội thường sẽ rất ít khi âu yếm nạn nhân của mình.

Lưỡi

cũng giống như vân tay, lưỡi có hình dạng và cấu trúc đặc biệt. Sự phân bố của các nhú lưỡi và các rãnh trên lưỡi là khác biệt giữa mỗi cá nhân. Và dấu vân lưỡi cũng ít khi thay đổi theo thời gian do lưỡi nằm ở sâu bên trong của miệng (khác với vân tay, đôi khi có thể sẽ có sẹo). Các nhà nghiên cứu đang phát triển hình ảnh 3D của lưỡi để hỗ trợ quá trình nhận diện cá nhân.

Giọng nói

Giọng nói không hẳn là một bộ phận của cơ thể, nhưng giọng nói của bạn không giống với bất kỳ ai cả. Một số đặc điểm giọng nói sẽ rất dễ dàng để nhận ra, ví dụ như cao độ (cao hoặc thấp) và độ dày của giọng (dày hoặc mỏng). Tuy nhiên, các đặc điểm khác, ví dụ như sự cộng hưởng của giọng nói hoặc giọng mũi thường khó nhận biết hơn. Dây thanh quản của mỗi người cũng được quy định một phần bởi gen và một phần bởi môi trường thông qua quá trình học hỏi. Độ dài của cổ và chiều rộng của họng cũng đóng một phần vai trò, nhưng các đặc điểm học hỏi được như khẩu hình môi và sự phát âm cũng sẽ ảnh hưởng đến giọng nói. Phối hợp các đặc điểm này các nhà khoa học đang tạo ra một hệ thống tự động để nhận diện giọng nói.

Vân chân

Vân chân của thai nhi cũng phát triển cùng thời điểm với vân tay và cũng đặc biệt như vân tay. Nhưng thủ phạm thường để lại dấu vân tay nhiều hơn, do vậy, cơ quan cảnh sát đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu dấu vân tay của hơn 66 triệu người, tuy nhiên, họ lại không ghi lại vân chân. Nhưng, dấu vân chân vẫn được sử dụng là bằng chứng phạm tội tại tòa án, nếu đó là bằng chứng duy nhất.

Răng

Răng không chỉ là đặc điểm giúp nhận ra ADN của bạn nhưng cũng là đặc điểm giúp nhận ra các thói quen cá nhân của bạn. Có thể có thói quen siết hàm, nghiến răng, chơi một số loại nhạc cụ hoặc có thói quen ngậm chìa khóa vào miệng. Do mỗi người sẽ có một thói quen khác nhau và sẽ thay đổi theo thời gian nên kể cả những cặp sinh đôi cùng trứng cũng sẽ có đặc điểm về răng khác nhau.

Võng mạc

Phần sau của mắt, còn được gọi là võng mạc chính là một phần của hệ thần kinh trung ương, cũng là bộ phận đặc biệt của riêng bạn. Tại võng mạc, có một hệ thống mạch máu mà bác sỹ có thể quan sát được để phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và thậm chí là cả suy giảm chức năng não bộ. Mặc dù võng mạc thường chỉ quan sát được khi khám mắt, nhưng nhận diện võng mạc vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực thú y để nhận diện quá trình phát triển của các loại động vật và ghi nhận các vụ dịch.

Dáng đi

Dáng đi không hẳn là chân mà là cách bạn sử dụng chân. Bạn có thường đi lê một chân hay không, hay có thường đi vắt chéo hai chân vào nhau không. Kể cả khi bạn thấy rằng dáng đi của bạn không có gì bất thường cả nhưng các hệ thống phức tạp có thể phát hiện ra những đặc điểm về dáng đi của bạn. Khi nghiên cứu về áp lực đặt lên chân của hơn 100 người, các nhà khoa học đã có khả năng nhận dạng được từng cá nhân với độ chính xác 99.6%. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nhận diện dáng đi có thể là một trong số những cách để nhận ra mỗi người.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Đôi chân nói gì về sức khỏe của bạn?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm