Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay là chấn thương phổ biến đối với mọi loại vận động viên. Chỉ cần mất thăng bằng trong chốc lát là có thể kiến chấn thương xảy ra. Khi bạn trượt, bạn sẽ tự động đưa tay ra để đỡ cú ngã. Nhưng khi tay bạn chạm đất, lực tác động sẽ bẻ cong tay về phía cẳng tay. Điều này có thể kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương bàn tay quá mức. Kết quả là những vết rách nhỏ hoặc thậm chí tệ hơn dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Mặc dù té ngã có thể gây ra nhiều bong gân cổ tay, bạn cũng có thể bị bong gân do:
  • Bị đánh vào cổ tay.
  • Tạo áp lực quá mức lên cổ tay hoặc vặn cổ tay

Bong gân cổ tay thường gặp ở:

  • Cầu thủ bóng rổ
  • Người chơi bóng chày
  • Vận động viên thể dục dụng cụ
  • Thợ lặn
  • Người trượt tuyết, đặc biệt là khi họ ngã trong khi vẫn cầm gậy
  • Người trượt ván
  • Người trượt patin

Bong gân cổ tay cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai khi bị ngã hoặc bị đánh vào cổ tay.

Đọc thêm tại bài viết: Mẹo phục hồi sau bong gân cổ chân

Bong gân cổ tay có cảm giác như thế nào?
Các triệu chứng của bong gân cổ tay là:

  • Đau
  • Sưng tấy
  • Cảm thấy tiếng rách ở cổ tay
  • Bầm tím
  • Mất chuyển động
  • Yếu 

Để chẩn đoán bong gân cổ tay, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho bạn . Bạn cũng có thể cần:

  • Chụp X quang
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ)
  • Chụp khớp, một loại chụp X-quang hoặc MRI đặc biệt được thực hiện sau khi tiêm thuốc nhuộm vào cổ tay
  • Nội soi khớp, một phẫu thuật ít xâm lấn trong đó một camera nhỏ được đưa vào cổ tay

Bong gân thường được chia thành ba cấp độ:

  • Độ I: Đau kèm theo tổn thương nhẹ ở dây chằng
  • Độ II: Đau, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hơn, cảm giác khớp lỏng lẻo và mất một số chức năng
  • Độ III: Đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp bị lỏng nghiêm trọng và mất chức năng

Phương pháp điều trị bong gân cổ tay là gì?

Mặc dù bong gân cổ tay có thể sẽ khiến bạn khó chịu, nhưng tin tốt là bong gân cổ tay từ nhẹ đến trung bình sẽ tự lành. Chúng chỉ cần một chút thời gian để lành lại. Để đẩy nhanh quá trình lành, bạn có thể:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ.
  • Chườm đá cổ tay để giảm đau và sưng. Thực hiện trong 20-30 phút sau mỗi ba đến bốn giờ trong hai đến ba ngày hoặc cho đến khi hết đau.
  • Dùng băng bó chặt cổ tay.
  • Nâng cổ tay lên cao hơn tim, trên gối hoặc lưng ghế, thường xuyên nhất có thể.
  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID),  sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, như tăng nguy cơ chảy máu và loét. 

Sử dụng nẹp hoặc bó bột để giữ cổ tay bất động. Chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, cho đến khi bạn đi khám bác sĩ. Sau đó, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng nẹp hay không. Sử dụng nẹp quá lâu có thể dẫn đến cứng khớp và yếu cơ trong một số trường hợp.

Thực hành các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh theo yêu cầu cảu bác sĩ. Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ vật lý trị liệu hoặc chuyên gia trị liệu nghề nghiệp để được hướng dẫn một chương trình cụ thể cho tình trạng của bạn.

Bong gân cổ tay độ III nghiêm trọng hơn, trong đó dây chằng bị đứt, có thể phải phẫu thuật để phục hồi.

Tham khảo thêm bài viết: Phục hồi sau bong gân và trẹo gối

Khi nào bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn sau khi bị bong gân cổ tay?

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bong gân cổ tay, thông thường là khi bạn có thể cử động khuỷu tay, cổ tay và bàn tay trong phạm vi chuyển động đầy đủ mà không bị đau .

Những chấn thương này có thể mất từ 2 đến 10 tuần để lành. Nhưng đó chỉ là ước tính sơ bộ. Mỗi người lành ở một tốc độ khác nhau, nhưng nhìn chung, thời gian lành phụ thuộc vào mức độ bong gân và cách xử lý phù hợp. Bong gân độ  I thường mất 2-4 tuần trái ngược với cấp độ III có thể mất tới 3-6 tháng.

Trong khi bạn đang hồi phục, bạn có thể muốn tham gia một hoạt động mới không gây kích ứng cổ tay. Ví dụ, người trượt tuyết có thể bỏ gậy xuống và thử chạy bộ hoặc đạp xe.

Dù bạn làm gì, đừng vội vàng. Đừng cố gắng quay lại mức độ hoạt động thể chất cũ cho đến khi:

  • Bạn không cảm thấy đau ở cổ tay khi nó ở trạng thái nghỉ ngơi
  • Bạn có thể tập luyện, cầm nắm và di chuyển các vật thể như gậy trượt tuyết, gậy bóng chày hoặc vợt mà không bị đau
  • Cổ tay bị thương của bạn, cũng như bàn tay và cánh tay ở phía đó, sẽ khỏe như cổ tay, bàn tay và cánh tay không bị thương.

Nếu bạn bắt đầu sử dụng cổ tay trước khi vết thương lành hẳn, bạn có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn.

Làm thế nào để ngăn ngừa bong gân cổ tay?

Bong gân cổ tay rất khó phòng ngừa vì thường do tai nạn gây ra. Ngay cả vận động viên được đào tạo tốt nhất cũng có thể bị ngã dẫn đến bong gân. Nhưng hãy luôn cố gắng tập luyện an toàn.
Một số vận động viên khi tham gia tập luyện, thi đấu sẽ sử dụng miếng bảo vệ cổ tay hoặc băng dính. Những thứ này có thể ngăn cổ tay gập về phía sau khi ngã.

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Parents) - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm