Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biểu hiện của tụt huyết áp, nguyên nhân và cách xử lý

Tụt huyết áp là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, dưới 90 mmHg. Đây là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, nếu nhẹ thì chỉ cần sơ cứu là được, nếu bệnh nghiêm trọng thì nó tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm.

Vậy để hiểu rõ hơn về hiện tượng tụt huyết áp thì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân tụt huyết áp

Bệnh tụt huyết áp thường có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh, một trong số những nguyên nhân đó thì có những nguyên nhân thường gặp sau:

Mất nước: Do nôn liên tục, tiêu chảy...

Mất máu: Do vết thương lớn, hiến máu... làm giảm lượng máu trong cơ thể một cách đột ngột gây tụt huyết áp.

Các bệnh về tim: Các vấn đề về van tim, đau tim, suy tim...

Nhịp tim nhanh: Như chạy, hoạt động quá sức...

Mang bầu: Những người mang thai trong vòng 24 tháng thường hay bị tụt huyết áp.

Nhiễm trùng nặng: Làm cho vi khuẩn đi vào máu dẫn sốc nhiễm khuẩn dẫn lên bị tụt huyết áp, nguy hiểm hơn nó còn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn đến huyết áp giảm.

Do khó thở.

Thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu dẫn đến huyết áp giảm.

Biểu hiện tụt huyết áp

Sốt cao đột ngột

Chân tay lạnh buốt nhưng toát mồ hôi

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Hoa mắt

Đau đầu, chóng mặt

Thở dốc

Tim đập nhanh

Buồn vệ sinh liên tục

Buồn nôn

Biện pháp xử lý người bị tụt huyết áp

Khi người bị tụt huyết áp đầu tiên chúng ta lên đưa ngừoi bệnh đến một nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh lên giường rồi xử lý bằng cách:

Uống cafe, trà gừng, nước sâm. Đây là những loại nước có tác dụng có hỗ trợ tăng huyết áp

Sô-cô-la là bài thuốc hữu hiệu khi bị tụt huyết áp

Dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt như: day huyệt thái dương, huyệt phong trì, vuốt trán

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng huyết áp và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Các bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Phòng tránh bệnh tụt huyết áp

Nên ăn nhiều hoa quả

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Tập luyện thể dục thể thao điều độ, hằng ngày

Hạn chế uống rượu bia

Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng/ngày

Uống đủ nước

Tránh hoạt động trực tiếp dưới trời nắng, mưa quá lâu

Trên đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách xử lý, và để đảm bảo sức khỏe thì bạn nên thực hiện theo một số phương pháp, lời khuyên trên đây để có thể tránh được bệnh tụt huyết áp.

Theo Sức khỏe 9
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm