Tại sao nên ăn cả vỏ của hoa quả?
Có vô vàn lợi ích dinh dưỡng đến từ vỏ của hoa quả mà nếu biết bạn sẽ không bao giờ gọt bỏ chúng đi. Cụ thể:
Chứa nhiều chất xơ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong vỏ của nhiều loại hoa quả chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao, thậm chí cao hơn cả phần ruột. Chúng giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, tăng cường nhuận tràng và chức năng của hệ tiêu hóa.
Vỏ táo có nhiều vitamin và chất xơ hơn phần ruột quả. Chất xơ rất hữu ích để ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong mạch máu.
Chứa vitamin và khoáng chất tự nhiên
Không chỉ ruột của trái cây mới giàu vitamin và khoáng chất, những chất dinh dưỡng này cũng tập trung nhiều ở lớp vỏ, có thể kể đến như vitamin C, sắt, kali, magie…
Chứa chất chống oxy hóa
Tannin, anthocyanin, catechin, xanthin, lutein… là những chất chống oxy hóa có nhiều trong vỏ của một số loại trái cây như việt quất, nho… Những chất này giúp ức chế gốc tự do, bảo vệ tế bào và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Vỏ trái cây họ cam quýt chứa nhiều hóa chất thực vật khác nhau như limonene, bioflavonoids, vitamin C, và kali làm cho vỏ có nhiều dinh dưỡng và lành mạnh hơn chính loại quả này. Các hóa chất thực vật có trong vỏ quả này có thuộc tính chống ung thư và chống viêm trong khi kali từ vỏ quả có thể kiểm soát huyết áp.
Chứa chất giúp giảm viêm
Quá trình gây viêm sẽ được làm chậm lại nếu ăn một số loại trái cây có vỏ giàu chất chống oxy hóa và chất kháng viêm như đào, kiwi.
Giảm hấp thụ calo
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vỏ trái cây còn giúp những người đang trong quá trình giảm cân giảm hấp thụ calo, kiểm soát lượng calo đi vào cơ thể.
Một số lưu ý khi ăn hoa quả cả vỏ
Ăn hoa quả cả vỏ rất tốt nhưng bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Tìm hiểu nguồn gốc
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn hãy chọn mua trái cây tại những nơi uy tín như các siêu thị lớn, có tem chứng nhận chất lượng như HACCP, VietGAP, ISO 14001…
Tùy thuộc loại trái cây
Không phải loại trái cây nào cũng ăn vỏ được, chỉ nên ăn cả vỏ đối với những loại như kiwi, việt quất, táo, đào, lê, mận…
Chọn trái cây xanh tươi
Dù trái cây có nguồn gốc, chứng nhận rõ ràng nhưng bị héo, hư hỏng thì cũng không mang lại giá trị dinh dưỡng như mong muốn. Do đó cần chọn loại trái cây xanh tươi, không bị nhũn mềm, không có mùi lạ.
Rửa sạch trước khi ăn
Một điều quan trọng khác cần ghi nhớ là luôn phải rửa sạch trước khi ăn. Tốt nhất là ngâm trái cây trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn, ký sinh trùng bám ngoài vỏ.
Bên cạnh đó cần lưu ý nguyên tắc mùa nào thức ấy, nên mua trái cây đúng vụ vì nếu trái vụ sâu bọ phát triển nhiều, người trồng có thể sử dụng lượng thuốc trừ sâu nhiều hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng cách tốt nhất với người dân khi mua về luôn luôn phải tự xử lý lấy nhằm loại bớt chất bảo vệ thực vật (nếu có) trong hoa quả. Cách duy nhất để làm sạch là rửa.
Nguyên tắc phải rửa nhiều nước, không vì thấy hình thức không có đất, bùn mà rửa sơ sơ. Lưu ý, phải rửa lâu, rửa bằng tay… để tách chất bẩn, không chỉ đất cát mà còn cả thuốc bảo vệ thuốc trừ sâu nếu có.
Ngoài ra, với các loại củ quả dễ chứa nhiều thuốc trừ sâu như dưa leo, dưa chuột, cà tím, cà rốt… Cách tốt nhất người dùng nên rửa sạch và gọt bỏ vỏ trước khi ăn. Rửa sạch và gọt bỏ vỏ giúp loại bỏ hơn 96% các loại thuốc trừ sâu bám trên bề mặt củ quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai lầm khi ăn hoa quả: Gọt vỏ, tráng miệng sau bữa ăn.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn