Tai nạn té ngã nguy hiểm với người cao tuổi, cần làm gì để phòng tránh?
Nguyên nhân gây té ngã thường gặp ở người cao tuổi
Không ai có thể tránh khỏi sự cố té ngã trong đời, nhưng với người cao tuổi, tỷ lệ té ngã và mức độ nghiêm trọng tăng lên đáng kể. Theo BS Esiquio Casillas – Giám đốc Y tế Chương trình Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi AltaMed (Mỹ), quá trình lão hóa ảnh hưởng tới sức khỏe cơ bắp và độ linh hoạt, khiến người cao tuổi gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng,
Người cao tuổi cũng thường mắc các bệnh lý cản trở khả năng phối hợp, vận động. Chưa kể tới suy giảm thị lực và thính lực, khiến người già khó có thể định vị và né tránh các chướng ngại vật nguy hiểm.
Một số vấn đề sức khỏe dễ làm tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi gồm:
Mắt: Mất thị lực một phần hoặc toàn phần.
Thần kinh: Suy giảm chức năng thần kinh, chẳng hạn như cảm giác tại chân.
Xương: Xương yếu, giảm mật độ xương.
Cơ bắp: Teo cơ tuổi già, suy thoái chức năng cơ bắp.
Não bộ: Bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác cũng thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và tư duy, kéo theo nguy cơ té ngã.
Phòng ngừa tai nạn té ngã khi về già
Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập cải thiện sức mạnh cơ bắp giúp giảm nguy cơ té ngã ở người già.
Thói quen tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai, nhờ đó, người cao tuổi có thể giữ thăng bằng tốt hơn. Nếu chẳng may va chạm, người cao tuổi cũng có thể bám và điểm tựa để nâng đỡ cơ thể, giảm nguy cơ chấn thương.
Người từ 65 tuổi trở lên nên dành 150 phút/tuần để thực hiện các bài tập cường độ trung bình, kết hợp 2 buổi/tuần để rèn luyện cơ bắp.
Vật lý trị liệu để duy trì khả năng thăng bằng
Theo BS William Buxton – Viện Khoa học Thần kinh Pacific (Mỹ), vật lý trị liệu có thể đem lại lợi ích cho một số đối tượng tuổi cao.
Các bài tập phù hợp giúp cải thiện sức mạnh của chân và các cơ trung tâm (cơ core), giúp tăng khả năng giữ thăng bằng, giảm áp lực lên chân và gai xương cột sống.
Cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ
Não bộ và trái tim khỏe mạnh là yếu tố quan trọng với sức khỏe cơ thể người cao tuổi cũng như khả năng thăng bằng. Theo BS Buxton, người cao tuổi cần ổn định đường huyết, dùng thuốc đều đặn để ngăn ngừa biến chứng thần kinh làm tăng nguy cơ té ngã.
Bổ sung vitamin nếu cần
Người bị thiếu hụt B12 nghiêm trọng có thể bị yếu cơ, dễ té ngã, cần bổ sung qua thực phẩm chức năng.
Người thiếu vitamin B12 trong thời gian dài có nguy cơ té ngã cao, do rối loạn thần kinh ở bàn chân. Thiếu vitamin này còn đi kèm những triệu chứng như tê bì tay chân, yếu cơ, thiếu máu, khó thăng bằng. Người cao tuổi nên trao đổi với bác sĩ, làm xét nghiệm máu cần thiết và bổ sung vitamin B12 ở liều lượng hợp lý.
Dùng thuốc đúng lúc, đúng liều
Một số nhóm thuốc có công dụng an thần, ức chế dẫn truyền thần kinh… ảnh hưởng tới khả năng giữ tỉnh táo của người cao tuổi, cũng như phản xạ khi té ngã. Một số nhóm thuốc lại khiến người dùng buồn ngủ vào ban ngày.
Nếu lo ngại tương tác thuốc nói trên, người cao tuổi nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những loại thuốc mình đang dùng, uống đúng lúc. Có thể dùng các dụng cụ phân liều thuốc theo ngày để tránh uống quá liều.
Hạn chế uống rượu bia
Đồ uống có cồn vừa ảnh hưởng tới trạng thái tỉnh táo, vừa làm người cao tuổi khó giữ thăng bằng. Các chuyên gia y tế khuyến nghị người cao tuổi nên tránh xa rượu bia, nếu không thể bỏ thì cũng nên uống càng ít càng tốt.
Theo BS Buxton, uống hơn 1 ly rượu/ngày đã làm tăng đáng kể nguy cơ té ngã. Đồ uống có cồn còn là một chất độc với não bộ, gây hại cho tiểu não – cấu trúc có nhiệm vụ giúp cơ thể giữ thăng bằng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bài tập giữ thăng bằng – phòng chống té ngã cho người cao tuổi.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.