Viêm mũi họng thường gây ra triệu chứng sổ mũi, hắt hơi và ho.
Vì sao trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi họng?
Viêm mũi họng hay cảm lạnh xảy ra khi cơ thể bị tấn công bởi các virus thường gặp như nhóm Rhinovirus và Enterovirus. Virus dễ lây lan qua giọt tiết khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện, ho. Bạn cũng dễ nhiễm bệnh khi chạm vào bề mặt mà người bị viêm mũi họng đã tiếp xúc.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm mũi họng do có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Cách trẻ chơi với bạn bè cũng thường gần gũi hơn người lớn nên dễ nhiễm bệnh. Trẻ cũng chưa có ý thức thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi.
Triệu chứng viêm mũi họng thường gặp gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Đau họng; Đau đầu; Ho; Hắt hơi; Mệt mỏi; Chảy nước mắt; Đau nhức cơ bắp; Sốt nhẹ. May thay, tùy vào cơ địa, viêm mũi họng thường kéo dài khoảng 7-10 ngày.
Điều trị viêm mũi họng ở trẻ thế nào?
Viêm mũi họng là bệnh do virus nên không có nhiều thuốc giúp đặc trị bệnh. Thay vào đó, phụ huynh không nên quá lo lắng. Một vài biện pháp sau giúp khắc phục triệu chứng viêm mũi họng ở trẻ:
Dùng thuốc hạ sốt, giảm nghẹt mũi theo chỉ định
Để giảm nhẹ các dấu hiệu như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, cho con dùng thuốc ho, thuốc hạ sốt, ngậm kẹo hoặc uống siro đúng liều lượng.
Cho trẻ nghỉ ngơi
Cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều nên nghỉ ngơi khi bị ốm, cảm lạnh. Hạn chế vận động quá mạnh, chơi đùa quá sức trong thời điểm này.
Cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, bình xịt hay bóng hút.
Nếu thời tiết hanh khô khiến các triệu chứng viêm mũi họng thêm nặng, cha mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm trong nhà. Khuyến khích trẻ uống nước ấm, súc miệng nước muối sinh lý cũng giúp loại bỏ dịch mũi chảy xuống họng. Nếu rửa mũi cho con, cha mẹ cần dùng nước cất hoặc nước muối sinh lý, không nên dùng trực tiếp nước từ vòi. Nguồn nước không đảm bảo có thể khiến các vi sinh vật đi vào xoang mũi, gây nhiễm trùng nặng hơn.
Theo dõi triệu chứng, đề phòng dấu hiệu trở nặng
Viêm mũi họng do virus thường không nghiêm trọng nếu cha mẹ phát hiện bệnh kịp thời và chăm sóc trẻ đúng cách. Dù vậy, bệnh có thể trở nặng với biểu hiện sốt cao liên tục, mệt mỏi nhiều, đau tai, đau đầu (do nhiễm trùng xoang); Thở gấp, thở khò khè (dấu hiệu viêm phổi); Mất nước…
Cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu trên, hoặc khi trẻ bị viêm mũi họng 10 ngày không thuyên giảm.
Để hỗ trợ cơ thể chống chọi với virus gây viêm mũi họng, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu; Ăn những món giàu kẽm và vitamin C. Nếu có thể, hãy dùng sản phẩm bổ sung vi chất cần thiết, cải thiện hệ miễn dịch của trẻ ngay từ khi phát hiện những triệu chứng viêm mũi họng.
Tăng sức đề kháng
Để hỗ trợ cơ thể chống chọi với virus gây viêm mũi họng, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thực phẩm mềm, lỏng và dễ tiêu; Ăn những món giàu kẽm và vitamin C. Nếu có thể, hãy dùng sản phẩm bổ sung vi chất cần thiết, cải thiện hệ miễn dịch của trẻ ngay từ khi phát hiện những triệu chứng viêm mũi họng.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc trẻ viêm mũi họng thế nào để hạn chế tái đi tái lại?
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.