Trẻ bị viêm mũi họng nên ăn uống thế nào để tăng sức đề kháng, ngăn bệnh tái lại?
Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Việc vệ sinh mũi họng giúp trẻ giảm các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, ngứa họng, đau họng,… Khi dịch mũi còn lỏng, cha mẹ có thể dùng khăn mềm để lau rửa nhẹ nhàng. Nếu dịch mũi đặc, có thể dùng 2 - 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi, dịch mũi sẽ mềm ra, day mũi bé để loại bỏ.
Dùng dụng cụ hút dịch mũi nếu dịch quá đặc và quá nhiều. Để vệ sinh họng, cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng nước muối sinh lý, nước ấm để súc họng.
Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ
Một số thói quen sinh hoạt tốt giúp trẻ có sức đề kháng khỏe, ngăn ngừa viêm mũi họng tái đi tái lại:
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm, chú ý phần cổ, đầu, tay, chân.
- Cắt móng tay, chân cho trẻ. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi ho và hắt hơi, sau khi đi vệ sinh.
Lưu ý khi ăn uống
Khi trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Chế độ ăn khoa học là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng.
Cha mẹ nên chú ý bổ sung protein và các thành phần vi chất, đặc biệt là sắt và kẽm có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản. Đồng thời, cho trẻ ăn nhiều rau, trái cây nhằm bổ sung các vitamin cần thiết.
Sức đề kháng của trẻ có vai trò quan trọng đối với sự tiến triển của các triệu chứng cũng như khả năng bệnh quay trở lại. Để tăng sức đề kháng cho con, hiện nay, nhiều phụ huynh tin dùng sử dụng sản phẩm thảo dược.
Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm hoà tan có thành phần chính từ rẻ quạt - dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và khẳng định hiệu quả trong cải thiện các bệnh về họng, thanh quản.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 lưu ý khi chăm sóc cho trẻ em bị viêm họng cấp trong thời tiết giao mùa.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.