Biến chứng mọc răng khôn? Khi nào cần nhổ răng khôn?
I. RĂNG KHÔN LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN MỌC BẤT THƯỜNG
Thuật ngữ “răng khôn” (wisdom tooth) được dùng để chỉ răng cối lớn thứ ba. Chiếc răng này có đặc trưng là răng mọc trễ nhất trên cung răng (mọc vào khoảng từ 18 đến 25 tuổi). Khoảng thời gian này xương hàm ít tăng trưởng về kích thước, chất lượng xương cứng hơn, niêm mạc và mô mềm phủ bên trên dầy chắc, cùng với một số yếu tố toàn thân khác góp phần làm răng khôn dễ bị lệch và ngầm. Theo nghiên cứu thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược TPHCM thì răng khôn hàm dưới có tỷ lệ lệch và ngầm cao nhất. Răng mọc lệch và ngầm dễ bị nhồi nhét thức ăn, khó vệ sinh nên thường gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân như sưng, đau, nhiễm trùng, há miệng hạn chế... và các răng này cũng ít tham gia vào chức năng ăn nhai. Chính vì vậy can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng và nhổ răng khôn là chỉ định thường gặp.
II. MỘT SỐ DẠNG RĂNG KHÔN MỌC TRONG MIỆNG
Trục răng khôn có rất nhiều chiều thế khác nhau, điều này góp phần quan trọng đến độ khó và kỹ thuật nhổ răng khôn. Một số dạng có thể gặp: mọc thẳng, lệch ngoài, lệch trong, lệch gần, lệch xa, nằm ngang, nằm ngược và phối hợp các dạng này với nhau.
III. BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP KHI RĂNG KHÔN MỌC BẤT THƯỜNG
Răng khôn mọc lệch, kẹt và ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân, sau đây là một số dạng thường gặp:
1. Viêm lợi trùm, viêm mô tế bào
Các răng mọc lệch gây nhồi nhét thức ăn, vùng này lại rất khó vệ sinh làm sạch nên lâu ngày gây nên hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm lợi trùm, sau đó tạo túi mủ (áp xe), cứng hàm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ phá hủy xương xung quanh răng này và các răng bên cạnh. Trong các trường hợp nặng có thể gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…
2. Sâu răng kế bên
Khi răng khôn mọc lệch, kẹt nghiêng tựa vào răng kế bên, vị trí này thường bị nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, mà rất khó làm sạch được. Kết quả là bản thân các răng này và các răng kế cận bị sâu răng. Cần chú ý răng kế cận răng khôn là răng cối lớn thứ hai, là răng có vai trò rất quan trọng tham gia vào quá trình ăn nhai.
3. Nang thân răng
Các răng ngầm trong xương có thể tạo nang thân răng tiến triển âm thầm trong xương hàm. Nếu không được điều trị, xương hàm sẽ bị tiêu xương dần dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hàm.
4. Chen chúc răng
IV. KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN
Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn:
- Răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng...
- Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc ăn nhai, gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng
- Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình
- Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia thì việc nhổ dự phòng răng khôn hàm dưới mọc ngầm hoặc lệch khi chưa xảy ra tai biến giúp tránh những tai biến đau nhức cho bệnh nhân về sau và công việc hậu phẫu trở nên đơn giản hơn .
- Khi khám răng khôn, bệnh nhân thường được chụp phim X- quang (phim cận chóp, phim panorama…) để bác sỹ có thể quan sát rõ hơn răng khôn và vùng xung quanh răng để xác định vị trí, chiều thế và phương pháp nhổ thích hợp.
V. NHỮNG CHÚ Ý SAU KHI KHI NHỔ RĂNG KHÔN
Trong 24 giờ đầu sau nhổ răng:
- Chảy máu: có thể xuất hiện vài giờ đầu sau khi nhổ răng. Để nhanh cầm máu, bệnh nhân cắn chặt miếng gạc vô trùng trong 45 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân không súc miệng mạnh, không khạc nhổ, không ngậm hay súc miệng nước muối, không dùng nước nóng, không hút thuốc, uống rượu bia, không dùng tay hay lưỡi chà sát vùng mới nhổ răng. Nếu máu vẫn chảy ít thì có thể tiếp tục cắn gạc vô trùng, nhưng nếu máu chảy nhiều bệnh nhân phải đến bác sỹ ngay để được can thiệp kịp thời.
- Sưng: sưng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Để giảm sưng có thể chườm lạnh sau mỗi 20 phút, mỗi lần chườm khoảng 10 phút
- Phản ứng đau: khi thuốc tê hết tác dụng bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tùy thuộc cơ địa mỗi người. Bệnh nhân sẽ được nha sỹ kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Thuốc nên uống càng sớm càng tốt khi cơn đau chưa xuất hiện.
- Ăn uống: Nên dùng thức ăn lỏng, mềm và uống nhiều nước. Không nên ăn thức ăn nóng vào ngày đầu sau phẫu thuật.
- Chải răng sạch sẽ: chải răng các vùng răng khác bình thường, không chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ răng trong 24 giờ sau nhổ.
- Nghỉ ngơi: nên nghỉ ngơi sau phẫu thuật nhổ răng khôn
Một ngày sau nhổ răng:
- Sưng: Thường rõ nhất vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau can thiệp rồi giảm dần. Bệnh nhân chườm khăn ấm lên vùng sưng khoảng 20 phút cách nhau sau 20 phút (ít nhất 4 lần mỗi ngày).
- Bệnh nhân có thể cảm giác há miệng khó, vì vậy việc tập há miệng cũng là công việc cần thiết
- Chải răng sạch sẽ: vệ sinh răng miệng bình thường, chải vùng vừa nhổ răng bằng bàn chải mềm. Súc miệng nhẹ nhàng với nước sạch.
Sau 1 tuần bạn cần trở lại để được bác sỹ cắt chỉ khâu
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường (sốt,chảy máu nhiều kéo dài hơn 24 giờ, đau dữ dội...), Bệnh nhân nên đến bácsỹ ngay để được can thiệp kịp thời
VI.NHỔ RĂNG KHÔN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ
- Là phẫu thuật nhổ răng mà không gây cảm giác đau nhờ các phương pháp giảm đau và an thần hoặc gây mê lúc mổ
- Nhổ răng bằng phương Vô Cảm được áp dụng trong các trường hợp:
· Bệnh nhân quá lo âu, sợ hãi.
· Bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bại não…
· Bệnh nhân cần nhổ răng hàng loạt để làm răng giả, nhổ răng khôn, răng ngầm, u xương…
· Trẻ em nhổ răng ngầm, răng dị dạng hay phẫu thuật kết hợp với chỉnh hình.
VII.LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SỸ
- Bệnh nhân nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để được bác sỹ phát hiện các vấn đề bệnh lý về răng.
- Khi có các triệu chứng bất thường nên đến bác sỹ để dược khám và tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thói quen tốt để có hàm răng đẹp - Phần 1, Thói quen tốt để có hàm răng đẹp - Phần 2
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.