1. Một số lưu ý về bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh thường xuất hiện vào mùa xuân. Bệnh còn được gọi là giời leo do virus Varicella-zoster gây ra. Cùng do virus gây ra như thủy đậu nhưng zona có thể tái phát nhiều lần, dù không mấy nguy hiểm nhưng gây đau đớn ảnh và hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ.
Bệnh thường đặc trưng bởi các vết ban đỏ ở da, sau đó sẽ hình thành dải mụn nước, tập trung ở 1 bên của cơ thể người bệnh. Lúc đó, người bệnh có cảm giác đau rát do dây thần kinh tổn thương. Vị trí hay gặp là mặt, cổ, tai, lưng…
Kèm với dấu hiệu trên, người bệnh sẽ có thể gặp một số triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, yếu cơ, nhạy cảm với ánh sáng,…
Các triệu chứng zona thần kinh thường không kéo dài. Thường Sau khi điều trị từ 2 - 3 tuần, bệnh sẽ khỏi và hầu hết không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ở đối tượng có đề kháng kém, hay chủ quan điều trị không đúng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như: mất thính giác, thị lực, viêm thận, viêm gan, viêm não…
Vì thế người bệnh nếu triệu chứng bệnh không biến mất sau 1 tháng, thậm chí bệnh tiến triển nặng hơn cần tới ngay cơ sở tế để được khám và điều trị.
Zona thần kinh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
2. Biến chứng của bệnh zona thần kinh
Tùy vào thể trạng bệnh, vị trí tổn thương mà bệnh có thể gây các biến chứng khác nhau, như: mất thính giác, thị lực, đau tai, thậm chí dẫn đến viêm phổi, viêm não… Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Một số biến chứng của zona thần kinh như:
Đau dây thần kinh sau Zona
Có khoảng 5 - 20% người bệnh zona thần kinh bị biến chứng này. Đau dây thần kinh gây tình trạng đau đớn kéo dài ngay cả khi phát ban, viêm rộp đã hết. Hầu hết các dây thần kinh chưa kịp phục hồi vẫn trong tình trạng viêm gây đau đớn ở mức độ vừa phải đến nặng nề cho bệnh nhân
Cơn đau dây thần kinh sau zona thường là những cơn đau cục bộ, xuất hiện liên tục, kèm theo cảm giác tê nhức, ngứa ran rất khó chịu. Biến chứng này có thể kéo dài nhiều tháng tùy vào tình trạng và thể trạng của người bệnh. Biến chứng này nếu không được điều trị sớm có thể gây rối loạn hoạt động thần kinh và làm ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh
Gây sẹo
Các tổn thương da sau zona thần kinh gây ra có thể để lại những vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt nếu những vết sẹo xuất hiện ở vành tai, mặt hay cổ. Tùy cơ địa của từng người mà mức độ gây sẹo của bệnh là khác nhau, tuy nhiên điều trị sớm giúp ngăn ngừa tối đa hình thành sẹo.
Suy giảm thị lực, mất thị lực
Khi zona thần kinh bị gần mắt sẽ ảnh hưởng tác động rất nhạy cảm và có nguy cơ gây biến chứng rất cao. Virus có thể gây tổn thương mắt phía trong hoặc chỉ vùng da bên ngoài, tuy nhiên chúng có thể tấn công gây tổn thương giác mạc làm mắt bị viêm, đỏ kéo dài. Nếu không được điều trị đúng dần sẽ gây giảm thị lực, thậm chí mất thị lực.
Hội chứng Ramsay Hunt
Đây là biến chứng nặng của bệnh zona thần kinh. Khi bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, các mụn nước có thể xuất hiện ở cả tai và miệng làm bệnh nhân đau tai trầm trọng, tê liệt mặt và có thể mất thính giác. Đa số các trường hợp mắc hội chứng Ramsay Hunt sẽ giảm dần và hết khi tình trạng viêm đau dây thần kinh được cải thiện và chữa trị.
Có thể mất thính giác
Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của zona thần kinh. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác như gây ù tai, khó nghe, thậm chí có thể bị điếc hoàn toàn.
Những biến chứng khác
Khi zona thần kinh xâm nhập và gây hại đến các cơ quan khác của cơ thể, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não… Viêm não là biến chứng nặng cấp tính cần điều trị khẩn cấp vì nó có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nhìn chung biến chứng zona thần kinh không thường gặp, bệnh sẽ diễn biến lành tính và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên nếu chẳng may gặp phải, bệnh nhân cần điều trị sớm tại cơ sở y tế để giảm đau đớn, khó chịu cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Zona thần kinh có thể gây viêm phổi.
3. Ai có nguy cơ bị biến chứng zona thần kinh?
Người bệnh chủ quan, điều trị không đúng, phát hiện muộn… đều có thể gặp phải biến chứng của zona thần kinh. Tuy nhiên, biến chứng lại hay gặp ở những người có hệ miễn dịch kém như:
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao, người bệnh càng dễ bị biến chứng zona và mức độ nặng hơn. Nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn cũng hay gặp ở người cao tuổi.
- Người bị các bệnh suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS là cơ hội thuận lợi cho virus zona phát triển và gây hại.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người bị ung thư, đang điều trị ung thư
- Người vừa ghép tạng hoặc đang ốm nặng: Bệnh nhân sức đề kháng yếu rất dễ bị virus tấn công gây biến chứng
Người cao tuổi mắc zona dễ bị biến chứng nặng hơn.
Biến chứng zona thần kinh thường ít gặp song nếu không được xử trí sớm sẽ khiến sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm ảnh hưởng đến tính mạng. Việc điều trị zona thần kinh là hạn chế thương tổn trên da, chống bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng và giảm đau.
4. Chăm sóc người bị zona thần kinh
Chế độ chăm sóc tốt giúp hạn chế biến chứng cũng như nguy cơ để lại sẹo cho người bệnh.
Vệ sinh, chăm sóc vùng da bị tổn thương
- Dùng gạc nước mát và sạch đắp lên vùng da nổi mụn nước để giảm đau và ngứa
- Tránh tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất
- Vệ sinh sạch vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng kem bôi theo chỉ dẫn bác sĩ
- Khi vùng da bị bệnh lành, dùng kem dưỡng ẩm hoặc tinh chất thúc đẩy làm lành, không để lại sẹo.
Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho người bệnh
Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày gồm: lysine (có nhiều trong sữa, cá, phomat, thịt gà,…), Vitamin B6, B12, kẽm và Vitamin C.
Hạn chế các loại thực phẩm khiến tổn thương lâu lành, nhiễm trùng và để lại sẹo như: chất béo, đồ uống có cồn, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, socola...
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các phương pháp điều trị bệnh giời leo (zona thần kinh) tại nhà.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.