Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Whitmore có triệu chứng gì?

Meliodosis phổ biến và cũng đã trở thành một trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng ở Đông Nam Á, Bắc Úc và các vùng có khí hậu nhiệt đới khác.

Bệnh Whitmore là gì?

Melioidosis (hay còn gọi là bênh Whitmore’s) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có ảnh hưởng đến cả người và động vật, gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong đất và nước.

Meliodosis phổ biến và cũng đã trở thành một trong những vấn đề về sức khỏe cộng đồng ở Đông Nam Á, Bắc Úc và các vùng có khí hậu nhiệt đới khác. Do căn bệnh này có khả năng phát tán cao đến những vùng vốn không xuất hiện. Vì vậy, vi khuẩn B. pseudomallei, vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore đã được xác định có tiềm năng trở thành một vũ khí sinh học.

Triệu chứng của bệnh Whitmore (Melioidosis)

Triệu chứng của bệnh Whitmore có thể khác nhau tùy vào từng loại nhiễm trùng. Trong số đó bao gồm nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng cục bộ và nhiễm trùng lan tỏa.

Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2-4 tuần sau nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chỉ cần vài giờ hoặc cần đến vài năm để các triệu chứng xuất hiện, và cũng có những trường hợp có người nhiễm bệnh nhưng lại không có triệu chứng.

Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng phổ biến nhất khi nhiễm B. pseudomallei là nhiễm trùng hô hấp. Các vấn đề về phổi và hệ hô hấp có thể xuất hiện lần lượt và riêng biệt hoặc có thể là hệ quả của nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng hô hấp có thể nhẹ, ví dụ như viêm phế quản, hoặc cũng có thể nghiêm trọng, như viêm phổi và dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm khuẩn là một dạng nhiễm trùng huyết nghiêm trọng có diễn tiến nhanh và có thể gây tử vong.

Các triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp có thể bao gồm:

  • Ho có đờm bình thường (hỗn hợp dịch nhầy và nước bọt có thể bị đẩy lên cổ họng do ho) hoặc không đờm
  • Đau tức ngực khi thở
  • Sốt cao
  • Đau đầu kèm đau nhức cơ
  • Sút cân

Nhiễm trùng hô hấp trong Melioidosis có thể gần giống với bệnh lao do đều có thể dẫn đến viêm phổi, sốt cao, ra mồ hôi trộm, sút cân, đờm có máu, và có mủ hoặc máu trong mô phổi. Hình ảnh X-quang phổi có thể có hoặc không xuất hiện các điểm trống, là dấu hiệu điển hình của bệnh lao.

Nhiễm trùng huyết

Nếu không có những biện pháp điều trị nhanh và phù hợp, nhiễm trùng hô hấp có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu, hay còn được gọi là nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và là một trong những dạng nghiêm trọng nhất của Melioidosis. Đây là một tình trạng phổ biến và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sốc nhiễm khuẩn thưởng xảy ra rất nhanh chóng, tuy cũng có trường hợp tiến triển dần dần. Các triệu chứng sốc nhiễm khuẩn thường bao gồm:

  • Sốt, đi kèm với rét run và ra mồ hôi
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Các vấn đề về đường thở, bao gồm cả thở nông
  • Đau bụng trên
  • Tiêu chảy
  • Nhức cơ, đau khớp
  • Mất phương hướng
  • Loét da có mủ, hoặc loét trong ở gan, tụy, cơ hoặc tuyến tiền liệt

Những người có những tình trạng nhất định dưới đây có nguy cơ diễn tiến nhiễm khuẩn huyết cao hơn:

  • Tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Lạm dụng đồ uống có cồn
  • Bệnh gan
  • Thalassemi
  • Bệnh phổi mãn tính: Bệnh xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và giãn phế quản
  • Ung thư hoặc những tình trạng khác có ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch nhưng không liên quan đến HIV

Những người ở độ tuổi 40 trở lên cũng có nguy cơ nhiễm trùng huyết Melioidosis cao hơn cũng như có những triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người trẻ tuổi hơn.

Nhiễm trùng cục bộ

Loại Melioidosis này có thể ảnh hưởng đến da và các cơ quan dưới da. Nhiễm trùng cục bộ có thể lan đến máu, và nhiễm trùng máu cũng có thể gây nhiễm trùng cục bộ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (cục bộ), ví dụ như các tuyến mang tai, nằm bên dưới và phía trước tai, thường có liên quan đến quai bị
  • Sốt
  • Loét hoặc áp xe trên, hoặc ngay dưới da – có thể bắt đầu như những nốt sần cứng, xám hoặc trắng sau đó trở nên mềm và viêm, rồi dần trở thành giống những vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra

Nhiễm trùng lan tỏa

Ở dạng Melioidosis này, các vết loét xảy ra tại nhiều hơn một cơ quan, có hoặc có thể không dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Sút cân
  • Đau bụng hoặc đau ngực
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Đau đầu
  • Co giật

Các vết loét do nhiễm trùng xuất hiện phổ biến tại gan, phổi, tụy, và tuyến tiền liệt, ít phổ biến tại khớp, xương, hạch bạch huyết, hoặc não.

Nguyên nhân gây bệnh Whitmore

Người và động vật có tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nguồn nước nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei đều có khả năng mắc bệnh Whitmore. Những cách tiếp xúc trực tiếp phổ biến nhất gồm có:

  • Hít phải khói bụi hoặc hạt nước có chứa vi khuẩn
  • Uống nước chưa được lọc bằng clo
  • Chạm vào đất nhiễm khuẩn bằng tay hoặc chân trần, đặc biệt khi tay chân có các vết xước

Bệnh hiếm khi lây từ người sang người, và côn trùng cũng không đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh.

Vi khuẩn B. pseudomallei có thể sống đến hàng năm trời trong đất và nước bị nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán

Melioidosis có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể và cũng có thể có những triệu chứng tương tự nhiều loại bệnh khác. Tuy nhiên, một chẩn đoán sai có thể dẫn đến tử vong.

Nuôi cấy vi khuẩn B. pseudomallei được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh Whitmore. Để làm xét nghiệm nuôi cấy, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu, đờm, mủ, nước tiểu, dịch khớp, dịch màng bụng, và dịch màng tim của bệnh nhân. Sau đó, mẫu bệnh phẩm sẽ được sử dụng để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiêm phương pháp này cũng không phải luôn thành công trong mọi ca bệnh Whitmore.

Phòng bệnh

Chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore ở người. Những người sinh sống hoặc sẽ đến những nơi phổ biến bệnh Whitmore nên thực hiện những điều sau để đề phòng nhiễm khuẩn:

  • Đi giày/ủng chống và đeo găng tay chống nước khi làm việc trong bùn đất và nước
  • Tránh tiếp xúc với đất và nước đọng nếu có các vết thương hở, bị tiểu đường hoặc có bệnh thận mạn tính
  • Luôn cảnh giác để tránh tiếp xúc do hít phải trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Những người làm việc trong môi trường y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác
  • Những người làm việc với máy cắt và chế biến thịt nên đeo găng tay và thường xuyên khử trùng dao
  • Uống các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa đã được tiệt trùng
  • Khám sàng lọc Melioidosis trước khi bắt đầu các liệu pháp miễn dịch

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Whitmore: Có thể gây chết người với 1 vết xước nhỏ

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm