Với bệnh nhân Alzheimer, ăn uống là một quá trình rất khó khăn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh. Khi bệnh tiến triển ngày càng xấu đi, tình trạng thiếu dinh dưỡng do các khó khăn về ăn uống có thể làm trầm trọng thêm sự nhẫm lẫn và mất trí nhớ của bệnh nhân dẫn tới suy nhược cơ thể cũng như gia tăng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu bạn đang chăm sóc người thân mắc bệnh Alzheimer thì đây cũng chính là một thử thách vô cùng khó khăn cho bạn. Làm thể nào để giúp bệnh nhân ăn uống tốt hơn và đảm bảo được dinh dưỡng hợp lý? Hãy xem bạn có thể làm được gì nhé:
Bệnh tật có thể làm người bệnh Alzheimer khó khăn trong việc ăn uống
Bản thân bệnh Alzheimer và một số loại bệnh tật và thuốc điều trị có thể làm cho người bệnh mất cảm giác ăn uống, bao gồm:
Ngoài việc điều trị những bệnh kèm theo như trên, bạn cũng nên hỏi bác sỹ về việc từ bỏ chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân Alzheimer để tăng cảm giác ngon miệng.
Làm thế nào để hạn chế những khó khăn trong ăn uống cho người bệnh alzheimer
Là người chăm sóc, bạn luôn được khuyến cáo: hãy kiên nhẫn, rất kiên nhẫn để giảm thiểu tối đa những khó khăn về ăn uống do bệnh Alzheimer mang lại. Mức độ trầm trọng của những khó khăn về ăn uống sẽ tăng dần theo thời gian, vì vậy, hãy tập làm quen với những lời khuyên dưới đây ngay từ khi người nhà của bạn được chẩn đoán mắc Alzheimer .
Thứ nhất, thừa nhận sự suy giảm các giác quan và kỹ năng: Trong giai đoạn đầu mắc bệnh alzheimer, người nhà của bạn có thể quên giờ giấc, các bữa ăn hoặc các kỹ năng cần thiết của việc ăn uống. Bữa ăn sẽ dần dần trở nên tệ hại, và dễ dàng dẫn đến những xung đột.
Ngoài ra, bệnh nhân alzheimer có thể bị giảm vị giác và khứu giác nên họ không có cảm giác ngon miệng khi ăn cũng như không cảm nhận được hương vị của món ăn.
Với những bệnh nhân alzheimer nặng, họ có thể quên đi các thói quen ăn uống và nhận diện đâu là đồ ăn. Sự biến đổi trong não bộ khiến họ mất kiểm soát các xung động thần kinh và sự phán đoán và khiến họ ăn tất cả những gì ở trong tầm mắt của họ kể cả những thứ không phải là đồ ăn.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, những khó khăn trong việc ăn uống ở giai đoạn bệnh sau chủ yếu là việc khó nuốt.
Hãy chấp nhận tất cả những điều này như là kết quả tất yếu của sự tiến triển bệnh Alzheimer.
Bạn nên làm gì? Hãy từ từ gợi lại những kỹ năng đó bằng cách giúp họ chuẩn bị đồ ăn và làm hộ họ những gì họ không làm được chứ không phải tất cả. Nếu người thân của bạn vẫn nấu nướng được một phần bữa ăn, hãy để họ tự nấu và bạn nấu những phần còn lại. Nếu bạn gọi đồ ăn sẵn thì hãy cùng với họ hoặc giúp họ xem đồ ăn đã được mở ra chưa và có cần được đun nóng lại không.
Trong khi ăn, hãy nhắc lại cách ăn uống và giảm thiểu những cách thức ăn uống cũng như đồ dùng phức tạp. Chỉ giúp đỡ như lấy thức ăn hay xúc cho họ khi điều đó thực sự cần thiết. Trong những giai đoạn muộn hơn, hãy chế biến đồ ăn dưới dạng lỏng như cháo, súp để hỗ trợ cho người bệnh khi họ khó nuốt.
Trong trường hợp bạn không thể làm được những điều này, hãy cân nhắc đến việc thuê hoặc nhờ người trợ giúp.
Thứ hai, cố gắng giảm thiểu sự kích động và mất tập trung của người bệnh
Kích động và những triệu chứng khác của bệnh Alzheimer có thể làm cho bệnh nhân không thể ngồi đủ lâu để ăn một bữa ăn. Họ luôn có xu hướng bỏ đi, làm việc khác, chú ý đến việc khác hoặc chỉ đơn giản là không ăn.
Bạn nên làm gì? Để giảm bớt sự mất tập trung của bệnh nhân tốt nhất là bạn nên tắt ti vi, đài, điện thoại nên đẻ ở chế độ rung hoăc bỏ hết những thứ có thể gây chú ý cho họ. Hãy ngồi ăn trong phòng ăn, tại bàn ăn quen thuộc như một thói quen cố định.
Bạn cũng nên bở bớt những thứ không cần thiết trên bàn ăn để không làm xao lãng họ khi ăn. Nếu người thân của bạn muốn đi ra ngoài thì hãy thử đưa hoặc mang theo một phần đồ ăn, chẳng hạn như một miếng bánh mỳ...để họ ăn trong lúc đi dạo.
Không nên cho người thân của bạn uống các đồ uống có cồn mặc dù chúng kích thích sự ngon miệng nhưng chúng cũng có thể dẫn tới việc tăng sự nhầm lẫn và kích động cũng như việc dễ bị té ngã của bệnh nhân Alzheimer.
Thứ ba, tạo sự tương phản
Người bệnh Alzheimer thậm chí sẽ quên mất việc phân biệt đâu là đồ ăn, hoặc đâu là đĩa/bát ăn của riêng mình cũng như phân biệt giữa các món ăn với nhau. Họ sẽ không biết phải làm gì hay ăn gì.
Bạn nên làm gì? Sử dụng đĩa mẫu trắng sẽ giúp người thân của bạn phân biệt được đồ ăn trên đĩa. Tương tự như vậy, sử dụng sự tương phản màu sắc sẽ giúp họ phân biệt được các món ăn khác nhau trên bàn. Không nên sử dụng khăn trải bàn hay các loại bát đĩa có nhiều màu sắc hay có họa tiết vì chúng dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh.
Có thể đặt các bát/đĩa ăn của họ gần ngay trước mặt họ. Nếu họ ăn cùng những người khác, hãy để đồ ăn của mỗi người cách biệt và xa hơn một chút.
Để tránh việc bát đĩa bị rơi, bạn hãy sử dụng độ bám hút của mặt sau tấm trải bàn. Bạn cũng có thể dùng bát để tránh việc bị đổ đồ ăn ra ngoài. Tương tự như vậy, bạn hãy cho bệnh nhân Alzheimer dùng một chiếc thìa lớn để có thể dễ dàng xúc ăn. Đối với đồ uống hoặc súp bạn có thể cho bệnh nhân sử dụng ống hút hoặc cốc có nắp đậy.
Thứ năm, cung cấp nhiều loại thức ăn cùng một lúc
Nếu người thân của bạn thấy quá tải với nhiều món ăn trên bàn thì bạn có thể để tất cả các món ăn vào một đĩa cho họ, hoặc bạn cũng có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày thay vì ba bữa chính.
Cắt thực phẩm thành những miếng vừa để ăn, ăn bằng tay sẽ dễ hơn, nhưng tránh các loại thực phẩm khó nhai, nuốt chẳng hạn như các loại hạt, bỏng ngô hay cà rốt sống.
Thứ sáu, hãy bỏ ra một chút thời gian của bạn
Thứ bẩy, bổ sung dinh dưỡng cân đối, hợp lý
Nếu bạn cảm thấy người thân của bạn ăn uống không đủ chất thì bạn nên chuẩn bị những đồ ăn họ ưa thích, tránh xa các chế độ ăn kiêng. Bạn có thể cung cấp một bữa sáng đầy đủ các dinh dưỡng hoặc các bữa ăn nhẹ có chứa nhiều calo như sữa nguyên bột nguyên kem. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh Azheimer phải đảm bảo như chế dộ dinh dưỡng của những người cùng độ tuổi nhưng phải được chế biến dễ dàng co việt nhai, nuốt,
Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân alzheimer có thể nói là một thách thức lớn với người chăm sóc nhưng lại vô cùng đáng giá. Dinh dưỡng tốt đồng nghĩa với một cơ thể khỏe mạnh, một tâm lý vũng vàng để đối mặt và giảm thiểu các khó khăn do bệnh alzheimer đem lại.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.