Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Benfotiamine và những lợi ích với sức khỏe

Benfotiamine là một chất có nguồn gốc từ thiamine (vitamin B1). Tiêu thụ benfotiamine được cho là làm tăng mức thiamine của bạn, và do đó, bảo vệ chống lại các tình trạng sức khoẻ liên quan đến thiếu vitamin B1.

Benfotiamine và những lợi ích với sức khỏe

Thiamine được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn bao gồm thịt, gia cầm, trứng và ngũ cốc được bổ sung vitamin B1 như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, và bột mì. Những người chủ yếu ăn carbohydrate tinh chế cao (như gạo trắng và các sản phẩm bột không bổ sung B1) hoặc những người tránh ăn ngũ cốc, những người bị tiêu chảy kéo dài, bệnh Crohn và nghiện rượu có thể có nguy cơ thiếu vitamin B1 cao hơn.

Tập thể dục quá sức và các tình trạng như cường giáp cũng làm tăng nhu cầu thiamine của cơ thể.

Sử dụng

Mức thiamine thấp có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm rối loạn thần kinh và tim. Vì benfotiamine có sinh khả dụng và hấp thu cao hơn thiamine nên một số người sử dụng benfotiamine để tăng mức thiamine và điều trị một số bệnh nhất định.

Ví dụ, benfotiamine thường được quảng cáo và sử dụng như một phương thuốc tự nhiên điều trị các tình trạng sau:

  • Lo âu
  • Đau lưng
  • Trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường
  • Đau cơ xơ hóa
  • Bệnh thần kinh (bao gồm bệnh thần kinh do biến chứng tiểu đường và chứng đau dây thần kinh do rượu)
  • Đau thân kinh toạ
  • Bệnh tuyến giáp (như bệnh Hashimoto)

Ngoài ra, benfotiamine còn làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường khả năng tập luyện, cải thiện tâm trạng, cải thiện chức năng não, và làm giảm sự tích tụ acid lactic trong cơ thể.

Nhiều người cũng cho rằng benfotiamine có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của các sản phẩm cuối của quá trình glycate hóa (AGEs).

AGEs là một loại hợp chất tìm thấy trong thịt và các thực phẩm khác (đặc biệt là các món chiên, rang, nướng hoặc nướng), có thể gây viêm và gây ra một số vấn đề sức khoẻ.

Lợi ích

Cho đến nay, rất ít các nghiên cứu đã xem xét các lợi ích sức khỏe của việc bổ sung benfotiamine. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính:

1) Tiểu đường

Benfotiamine có thể có lợi cho người bị tiểu đường, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care năm 2006. Trong nghiên cứu, 13 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã được cho ăn một bữa ăn có hàm lượng AGE cao trước và sau ba ngày bổ sung 1.050 mg benfotiamine hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng benfotiamine có thể bảo vệ chống tình trạng stress oxy hóa gây ra bởi lượng AGE.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2010 được đăng trên Diabetes Care, các nhà nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng của benfotiamine ở những người bị tiểu đường tuýp 2 và bệnh thận. Trong nghiên cứu này, người tham gia đã dùng benfotiamine hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy benfotiamine không làm giảm bài tiết albumin niệu (một xét nghiệm dùng để theo dõi bệnh thận) hoặc mức KIM-1 (một dấu hiệu tổn thương thận).

Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần được công bố trên tờ PLoS One vào năm 2012 cũng nhận thấy rằng benfotiamine không ảnh hưởng đáng kể đến các dấu hiệu liên quan đến các biến chứng mạch máu gây ra bởi tình trạng tăng đường huyết.

2) Biến chứng thần kinh do tiểu đường

Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng benfotiamine có thể giúp điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường (một tình trạng tổn thương thần kinh do tăng đường huyết liên quan đến tiểu đường).

Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Diabetes Care năm 2012 cho thấy rằng 24 tháng điều trị với benfotiamine không có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng thần kinh ngoại vi hoặc dấu hiệu viêm ở những người có bệnh tiểu đường tuýp 1.

3) Bệnh Alzheimer

Benfotiamine rất hứa hẹn trong điều trị bệnh Alzheimer, theo một nghiên cứu nhỏ năm 2016 công bố trên tạp chí Neuroscience Bulletin. 5 người bị bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình đã dùng benfotiamine (300 mg mỗi ngày) trong 18 tháng.

Vào thời điểm kết thúc nghiên cứu, 5 người tham gia cho thấy có sự cải thiện về nhận thức. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 3 người tham gia bằng việc chụp PET và nhận thấy sự cải thiện so với những lần scan ban đầu.

Mặc dù mức độ an toàn của việc uống benfotiamine trong một thời gian dài còn chưa được biết đến, có một số lo ngại rằng các thực phẩm chức năng benfotiamine có thể gây ra một số tác dụng phụ (như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, rụng tóc, tăng cân, mùi cơ thể và giảm trong huyết áp).

Những người nhạy cảm với lưu huỳnh nên tránh sử dụng benfotiamine.

Liều dùng an toàn và hiệu quả nhất của benfotiamine hiện chưa được biết. Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung benfotiamine, hãy nói chuyện với bác sỹ để xác định liều benfotiamine phù hợp với bạn.

Cũng nên nhớ rằng sự an toàn của thực phẩm chức năng benfotiamine với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và những người mắc bệnh hiện chưa rõ

Mặc dù benfotiamine có thể là một loại thực phẩm chức năng đầy hứa hẹn cho bệnh Alzheimer, tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến sản phẩm cuối cùng của quá trình glycate hóa (AGE), nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của benfotiamine.

Một số hợp chất trong thực phẩm cũng đang được nghiên cứu như các chất ức chế AGE. Ví dụ, các nghiên cứu trước đây cho thấy quercetin (có trong hạt của cây bạch hoa, hành,  nam việt quất và táo), catechins (trong trà xanh) và resveratrol (trong nho đỏ, việt quất, rượu vang đỏ, và sôcôla đen) có thể ức chế AGEs. Tránh các loại thực phẩm có hàm lượng AGEs cũng có thể giúp ích.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Mắc bệnh Beriberi do thiếu vitamin B1

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm