Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

BÀN VỀ VẤN ĐỀ SAI SÓT VÀ GIẢI PHÁP TRONG SỬ DỤNG THUỐC

Sai sót liên quan đến thuốc (Medication error – ME) là một trong những nguồn gây hại không chú ý lớn nhất cho người bệnh toàn thế giới. Theo một nghiên cứu năm 2013, ít nhất có 210.000 người Mỹ đã tử vong mỗi năm do hậu quả trực tiếp của ME, đưa ME trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba tại nước này sau bệnh tim mạch và ung thư.

BÀN VỀ VẤN ĐỀ SAI SÓT VÀ GIẢI PHÁP TRONG SỬ DỤNG THUỐC

Tại châu Âu, ME liên quan đến chăm sóc y tế xẩy ra trên 8-12% trường hợp nhập viện. Một nghiên cứu tổng quan chỉ ra rằng  2 - 4% việc nhập viện liên quan đến sử dụng thuốc.Trong đó, khoảng 70% sai sót được coi là dự phòng được, phần còn lại được coi là những sai sót không thể dự phòng được.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khả năng một bệnh nhân gặp ME trong bệnh viện cao hơn so với các nước phát triển. Mặc dù dữ liệu về ME của nước ta còn hạn chế, kết quả từ một số nghiên cứu bước đầu cho thấy tỷ lệ ME liên quan đến thực hiện thuốc của điều dưỡng dao động từ 37,7 đến 68,6% liều/lượt thuốc. Điều kiện tiên quyết để giảm thiểu ME là xác định được ME, qua đó phân tích được hoàn cảnh và điều kiện dẫn đến sai sót.

Vậy sai sót liên quan đến Thuốc là gì?

Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO, sai sót liên quan đến thuốc là một thất bại không có chủ đích trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho bệnh nhân.

Thực tế sai sót xảy do người ra y lệnh, đó là vấn đề về khai thác bệnh nhân, chỉ định liều, hàm lượng, đường dùng, thời gian dùng thuốc; Sai sót khi thực hiện y lệnh, điều dưỡng không tuân thủ quy trình, bệnh nhân không phối hợp, nhân viên y tế không thực hiện tốt trong khâu cung ứng, bảo quản, cấp phát.

Để tránh sai sót trên nên xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ bằng cách xây dựng quy trình, hệ thống y tế có vai trò trọng kiểm soát nguy cơ xảy ra sai sót, và phía sau hầu hết các sai sót cá nhân là một hay nhiều lỗi về mặt hệ thống. Nói cách khác, chỉ bằng cách nhìn nhận những thiếu sót của hệ thống chúng ta mới xác định nguy cơ xảy ra sai sót trong tương lai. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc, có thể tóm tắt các nguyên nhân gây sai sót sau:

  • Thiếu thông tin về bệnh nhân;
  • Thiếu thông tin về thuốc;
  • Thất bại trong giao tiếp và làm việc nhóm giữa các nhân viên y tế;
  • Nhãn thuốc, bao bì và tên thuốc dễ gây nhầm lẫn;
  • Tiêu chuẩn hóa, bảo quản và phân phối thuốc không an toàn;
  • Dụng cụ, phương tiện chia thuốc không hoàn thiện, không an toàn hoặc không theo tiêu chuẩn;
  • Yếu tố môi trường và mô hình nhân viên không đảm bảo cho sự an toàn.
  • Định hướng, đào tạo liên tục, công tác giám sát chưa đầy đủ và năng lực của nhân viên còn hạn chế;
  • Giáo dục bệnh nhân về thuốc và ME không đầy đủ;
  • Chưa có văn hoá về hỗ trợ an toàn thuốc, thất bại trong học từ các sai sót trước đây hoặc thất bại hay thiếu chiến lược giám sát;

Một trong những ví dụ thường xảy ra sai sót liên quan đến thuốc đó là nhầm lẫn do bao bì nhìn giống nhau, đọc giống nhau:

Nhìn giống nhau, đọc giống nhau

Đọc giống nhau

Nhìn giống nhau

Atropin 0,25mg/ml dạng ống; Adrenalin 1mg/ml dạng ống

Các thuốc có tên đọc gần giống nhau nhưng có mục đích dùng khác nhau và chỉ cần một sai sót trong đánh vần cũng có thể gây tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân. Chẳng hạn thuốc Vincystin 200mg có tác dụng làm loãng đờm và Vincrstin 1mg/2ml là thuốc chống ung thư gây độc tế bào.

Giải pháp hạn chế sai sót liên quan đến thuốc.

Đối với người ra y lệnh (bác sỹ), tránh sai sót do ra y lệnh:

  • Khai thác đầy đủ thông tin về người bệnh, mã bệnh nhân, đánh dấu người bệnh có tiền sử dị ứng
  • Hạn chế ra y lệnh miệng, xây dựng quy trình ra y lệnh miệng với yêu cầu chỉ được phép ra y lệnh miệng trong các trường hợp thực sự cần thiết không còn lựa chọn nào khác.
  • Hạn chế ra y lệnh bằng viết tay, thực tế một số bác sỹ cho đơn thuốc theo trí nhớ với tên thuốc thuộc lòng bằng cách viết tay. Cả hai thói quen này có khả năng sai sót rất cao do trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại thuốc. Mỗi loại thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ, và nhiều dạng liều khác nhau, tất cả thông tin này thay đổi theo thời gian. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hàng tháng ra thông báo về thay đổi vể liều lượng và thông tin an toàn của trên 20 loại thuốc. Do vậy, khi bác sĩ dựa vào trí nhớ để kê thuốc những thay đổi này thường có nguy cơ bị quên, đặc biệt với những thuốc khoảng cách giữa liều an toàn và liều độc rất hẹp. Ví dụ, Digoxin một sai lầm nhỏ thay vì dùng liều 0,5 mg bác sỹ nhầm lẫn 5mg có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, khi cho đơn thuốc bằng cách viết tay đối với một số trường hợp chữ quá khó đọc dễ dẫn đến sai sót.
  • Tăng cường sử dụng phần mềm quản lý dược, đảm bảo an toàn hơn cho bệnh nhân khi kê đơn, các đơn thuốc này rõ ràng dễ đọc. Ngày nay, một số phần mềm hỗ trợ và trở thành công cụ không thể thiếu trong thực hành kê đơn của bác sỹ, giúp bác sỹ chọn lựa thuốc có cùng hoạt chất với các biệt dược phong phú về nguồn gốc, giá thành, những lưu ý về chuyên môn như tương tác thuốc, tác dụng phụ…Tuy nhiên khi sử dụng phần mềm kê đơn vẫn cần phải lưu ý để tránh sai sót, ví dụ một số thuốc có tên gọi được cấu tạo bởi các chữ cái phần đầu giống nhau nếu không chú ý người sử dụng có thể chọn nhầm với thuốc khác không có trong chủ định kê đơn.

     Đối với người thực hiện y lệnh (điều dưỡng).

  •  Xây dựng quy trình thao tác chuẩn của quá trình thực hiện y lệnh, có kiểm tra giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm, tuân thủ quy trình. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc: đúng người bệnh, đúng thuốc,đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian.

Đối với nhân viên y tế thực hiện trong giai đoạn cấp phát, bảo quản và sử dụng.

  • Xây dựng quy trình thao tác chuẩn SOP về:
  • Cấp phát thuốc nội trú ngoại trú
  • Kiểm soát thuốc
  • Bảo quản thuốc
  • Kiểm nhập thuốc
  • Hủy thuốc hỏng vỡ
  • Sử dụng phần mềm quản lý dược
  • Giám sát tồn kho, trống kho, tránh thiếu thuốc
  • Lưu ý cảnh báo đặc biệt, hạn sử dụng, thuốc ít dùng.

Đối với người bệnh.

Để hạn chế sai sót người bệnh, những người thân trong gia đình hoặc những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cần được hướng dẫn và giải thích đầy đủ về các thuốc mà người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị. Ví dụ, lý do tại sao người bệnh phải sử dụng từng loại thuốc, thời điểm, thời gian, và cách thức dùng từng loại, các phản ứng phụ, cách phát hiện và hành động cần thiết khi chúng xảy ra. Giáo dục để tăng cường ý thức của cộng đồng trong việc dùng thuốc đúng góp phần quan trọng để hạn chế sai sót liên quan đến thuốc

Như vậy, để hạn chế tối đa sai sót liên quan đến thuốc trong quá trình điều trị phải chuẩn hóa tất cả các giai đoạn liên quan, xây dựng quy trình thực hiện quy trình và giám sát thực hiện.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ở trẻ em

DS. Ngô Thị Thanh Tịnh - Theo Bệnh viện Tai Mũi Họng TW
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm