Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 liệu pháp tại gia cho đau răng

Cho tới khi bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa, những liệu pháp tại gia dưới đây có thể giúp giảm cơn đau răng đang gây khó chịu cho bạn.

11 liệu pháp tại gia cho đau răng

Đau răng không phải là vấn đề vui vẻ gì và thậm chí rất đáng sợ, bởi vì "Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng". Chứng đau răng được mô tả là đau, nhức, hoặc đau trong và/hoặc quanh răng. Răng có thể nhạy cảm với nhiệt độ, cả nóng và lạnh, đau khi nhai hoặc cắn, nhạy cảm với đồ ngọt, đau nhức nhói buốt hoặc đau âm ỉ.

Cho tới khi bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa, những liệu pháp tại gia dưới đây có thể giúp giảm cơn đau răng đang gây khó chịu cho bạn.

Dầu đinh hương

Đinh hương là một phương thuốc truyền thống có tác dụng làm tê liệt thần kinh; chất hóa học chính có trong đinh hương là eugenol, một chất gây mê tự nhiên. Nhưng dầu đinh hương cần phải được sử dụng cẩn thận. Nhỏ 1 đến 2 giọt đinh hương lên một miếng bông và đặt nó lên vùng răng đau cho đến khi cơn đau giảm dần.

Hỗn hợp bột gừng và ớt bột cayenne

Bạn có thể trộn bột gừng và ớt bộ cayenne theo tỷ lệ 1:1 với nước để tạo thành một hỗn hợp. Sau đó thấm hỗn hợp này với bông và đặt nó lên phần răng đau của bạn, cần lưu ý tránh lợi/nướu và lưỡi. Hãy tiếp tục đặt bông ở đó cho đến khi cơn đau biến mất hoặc cho đến đến khi bạn không thể chịu được mức độ cay của hỗn hợp. Bạn cũng có thể sử dụng hai loại bột này riêng, vì chúng đều có chứa chất giảm đau.

Súc miệng nước muối

Một muỗng cà phê muối hòa tan trong một ly nước ấm sẽ có tác dụng giảm đau nếu như bạn súc miệng với thứ nước muối này. Không chỉ vậy, nước muối ấm còn có tác dụng làm sạch khoang miệng và giảm sưng. Súc trong vòng 30 giây trước khi nhổ ra.

Làm dịu cơn đau với trà

Trà bạc hà có tác dụng làm giảm đau. Bạn có thể sử dụng một muỗng cà phê trà bạc hà và pha với với nước sôi. Sau khi trà nguội, ngậm trà trong miệng, sau đó nhổ ra hoặc nuốt xuống. Ngoài ra, tannin trong trà đen cũng có tác dụng giảm đau bằng cách làm giảm sưng.

Làm sạch với oxy già 3%

Để giúp diệt khuẩn và giảm bớt sự khó chịu, hãy xúc miệng với dung dịch oxy già 3%. Dung dịch này giúp giải quyết tạm thời cơn đau răng kèm theo sốt và mùi hôi trong miệng, Nhưng cũng giống các biện pháp khắc phục đau răng khác, đây chỉ là biện pháp tạm thời cho đến khi bạn tới gặp nha sĩ. Dung dịch oxy già 3% chỉ dùng để rửa và xúc miệng, sau khi nhổ ra bạn cần súc miệng sạch nhiều lần với nước trở lại.

Chườm lạnh

Bạn có thể đặt một viên đá nhỏ trong túi nhựa, cuốn một miếng vải mỏng xung quanh túi, và áp nó lên vùng răng đau trong khoảng 15 phút để làm tê dây thần kinh. Ngoài ra, việc bạn xoa hai bàn tay vào viên đá giúp gây lạnh bàn tay. Khi đó, những dây thân kinh trong ngón tay gửi tín hiệu “lạnh” lên não, và ghi đè lên các tín hiệu đau xuất phát từ răng của bạn.

Nhựa thơm Myrrh

Đun đôi 1 muỗng cà phê bột nhựa thơm Myrrh với 2 ly nước trong 30 phút. Lọc và để nguội. Pha 1 muỗng cà phê dung dịch với 1 ly nước và súc miệng 5-6 lần mỗi ngày. Nhựa thơm Myrrh có tác dụng diệt khuẩn, giúp giảm đau, cũng như giảm viêm.

Giấm và giấy bản

Bạn có thể ngâm giấy nâu với dấm, rắc tiêu đen lên một mặt của giấy đã ngâm và áp lên má. Cảm giác ấm áp từ giấy này sẽ giúp bạn phân tâm khỏi tình trạng đau răng.

Chải răng với bàn chải và kem đánh răng thích hợp

Hãy sử dụng loại kem đánh rằng dành cho răng nhạy cảm. Nếu bạn có vấn đề về lợi/nướu, hãy sử dụng loại bàn chải có lông mềm nhất mà bạn có thể mua được.

Sử dụng kẹo cao su

Nếu bạn bị vỡ răng, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng kẹo cao su để phủ lên phần bị vỡ hoặc lung lay. Kẹo cao su sẽ giúp cố định và che phủ những vết thương hở cho đến khi bạn tìm được đến với nha sĩ.

Bấm huyệt

Bấm huyệt ở chân khoảng hai phút sẽ giúp giải phóng endorphins – một loại chất giảm đau nội sinh có tác dụng như morphine, giúp não cảm thấy thư giãn và thoải mái, giảm cảm giác đau và khó chịu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn bị đau răng?

Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm