Uống nước
Khô miệng là một thủ phạm gây ra cơn đau răng. Nước bọt giúp trung hòa axit ăn mòn lớp men răng, dẫn đến răng nhạy cảm hơn. Nước thật sự giúp ích trong tình trạng khô miệng (thường gặp ở những người sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị huyết áp)
Chế độ ăn
Nếu cắt giảm các loại thức ăn giàu axit như quả cam quít là một công việc rất khó khăn với bạn, hãy súc miệng bằng nước sau khi ăn để rửa trôi axit và đợi 30 phút sau để đánh răng.
Kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su làm tăng khả năng trung hòa axit của nước bọt. Nhưng tránh xa kẹo có đường, nó sẽ làm phát triển vi khuẩn ưa axit tiềm ẩn và kích thích sự nhạy cảm của răng.
Nếu vẫn bị khô miệng
Hãy thử một loại nước súc miệng đặc biệt như nước súc miệng dành cho miệng khô
Kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm - điểm nhấn trong giải quyết cơn đau
Các thành phần trong đó như Kali nitrat giúp khóa chặt các kênh nhỏ xíu dẫn truyền các xung động kích thích vào sâu trong răng.
Bàn chải đánh răng đầu lông mềm
Bàn chải lông cứng có thể làm mòn lớp men và tăng tốc độ tụt nướu. Hãy dùng đầu lông mềm nghiêng góc 45 độ và chải từng vùng nhỏ, xoay tròn đều.
Bảo vệ miệng
Thiết bị tùy chỉnh có thể bảo vệ răng khỏi áp lực của hàm và xói mòn men răng. Nếu bạn có hàm của bạn bị đau nhức, khó mở hay đóng miệng tạo ra tiếng lạo xạo ở khớp, hãy đến gặp nha sĩ
Điều trị với fluoride
Flour giúp dự trữ chất khoáng như canxi, làm răng chắc khỏe và chống lại cơn đau. Nha sĩ có thể tráng flour trên răng bạn hoặc hướng dẫn mua kem đánh răng chứa flour.
Hàn răng
Nha sĩ sẽ hàn các cổ răng bị lộ ra do tụt lợi bằng chất dẻo tổng hợp và thế là niêm phong nó khỏi các kích thích gây đau nhức.
Điều trị tủy – phương án cuối cùng
Nếu sau tất cả những phương pháp trên, bạn vẫn phải chống chọi với cơn đau? Có lẽ cần thời gian để loại bỏ các dây thần kinh phiền hà hoặc những gì còn sót lại của chúng, khi bên trong răng đã bị viêm nhiễm hoặc thối rữa.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?