Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn muốn đánh bại bệnh tự miễn? Hãy học cách phòng ngừa và vượt qua nhiễm trùng!

Hạn chế bị nhiễm khuẩn là cách tốt nhất để giảm cơ hội bị bệnh tự miễn. Tuy nhiên nếu chỉ phòng chống nhiễm trùng không thôi thì chưa giúp phòng ngừa được những nguyên nhân tiềm ẩn khiến hệ miễn dịch mất đi khả năng chống chọi với mầm bệnh ngay từ những vị trí đầu tiên. Tăng cường chuyển hóa và có lỗi sống lành mạnh sẽ giúp củng cố hệ thống phòng ngự tự nhiên và giúp hệ thống miễn dịch được nghỉ ngơi và hồi phục.

Nhiều chuyên gia tin rằng nếu bệnh tự miễn xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn cũng mắc một loại nhiễm trùng nào đó. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ cho giả thuyết này. Cụ thể là người ta nhận thấy những nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm là yếu tố quan trọng góp phần dẫn tới tình trạng tự miễn.

Nhưng liệu tình trạng nhiễm trùng dẫn đến bệnh tự miễn hay bệnh tự miễn đã mở cánh cửa cho bệnh nhiễm trùng? hoặc bất cứ một vấn đề nhiễm trùng nào đó cũng sẽ làm tình trạng bệnh tự miễn trở lên nghiêm trọng hơn, gia tăng tình trạng quá tải cho hệ miễn dịch, và cả kéo dài thêm tình trạng bệnh tự miễn.

Con đường dẫn đến bệnh tật: thiểu năng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch hoạt động như một đội quân, bảo vệ chúng ta khỏi sự xâm lăng của các yếu tố có hại. Khi chức năng miễn dịch hoạt động một cách trơn tru, chúng ta có khả năng chống trả mạnh mẽ với các mầm bệnh như cúm hoặc Lyme. Nhưng, các yếu tố đến từ lối sống hiện đại như chế độ ăn có nhiều đường và ngũ cốc tinh, thiếu ngủ, căng thẳng triền miên và môi trường độc hại khiến cho hệ miễn dịch tổn thương và xuất hiện bệnh tự miễn.

Không có gì lạ khi mà thiểu năng hệ miễn dịch tạo điều kiện cho sự phát triển nhiễm trùng. Và đặc biệt là những khi bị stress cũng là những cơ hội tốt cho nhiễm trùng mới phát triển như cúm, Epstein – bar virus. Một khi hệ miễn dịch của bạn bắt đầu phản ứng với nhiễm khuẩn, nó sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất gây viêm, tạo ra môi trường nền tảng cho sự phát triển bệnh tự miễn xuất hiện hoặc nặng hơn.

Phụ nữ dễ gặp phải những tổn thương này hơn nam giới. Cơ thể phụ nữ thường đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, mạnh hơn và tấn công ác liệt xóa sạch mầm bệnh. Nhưng đi kèm với đó là những chất gây viêm sẽ xuất hiện ào ạt như một cơn lũ đánh vào hệ miễn dịch , làm gia tăng nguy cơ cao hơn gấp nhiều lần mắc bệnh tự miễn.

Bên cạnh yếu tố về giới, những yếu tố làm suy yếu miễn dịch yếu dưới đây sẽ kết hợp với nhau để làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tự miễn cùng lúc trong các trường hợp:

  • Viêm: viêm có thể  là do độc tố môi trường, chế độ ăn kiểu Mỹ, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, lười tập thể dục, stress mạn tính và tất nhiên là nhiễm trùng.
  • Kháng insulin: những người kháng insulin, tiền tiểu đường và tiểu đường dễ mẫn cảm hơn với nhiễm trùng.
  • Mất cân bằng hormone: các mốc thời gian của hormone như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng sẽ ảnh hưởng đến bệnh tự miễn.
  • Giảm chuyến hóa: lão hóa, tuyến giáp hoạt động kém và /hoặc nhiễm độc năng có thể gây ra tình trạng suy giảm chuyển hóa làm giảm đáp ứng miễn dịch và dễ khiến bạn bị tổn thường với mọi loại nhiễm trùng.

Tăng cường sự chống trả nhiễm trùng

Hạn chế bị nhiễm khuẩn là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị bệnh tự miễn. Tuy nhiên nếu chỉ phòng chống nhiễm trùng không thôi thì chưa giúp phòng ngừa được những nguyên nhân tiềm ẩn khiến hệ miễn dịch mất đi khả năng chống chọi với mầm bệnh ngay từ những vị trí đầu tiên. Tăng cường chuyển hóa và có lối sống lành mạnh sẽ giúp củng cố hệ thống phòng ngự tự nhiên và giúp hệ thống miễn dịch được nghỉ ngơi và hồi phục.

Bước 1: Tăng cường chuyển hóa

Những người mắc bệnh tự miễn điển hình thường có mức chuyển hóa rất thấp, cạn kiệt năng lượng.

Có một số cách giúp bạn tăng cường chuyển hóa cơ thể:

  • Thở chậm, sâu một cách chủ động một vài lần trong ngày: cố gắng thở khoảng 10 lần trong ngày, trong mỗi lần thở thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Ví dụ: với kỹ thuật thở thư giãn 4 -7-8:  bạn hít vào qua mũi thật chậm trong 4 giây rồi giữ hơi thở đó trong 7 giây tiếp và thở ra thật chậm rãi trong 8 giây.
  • Sử dụng ánh sáng đỏ
  • Áp dụng chế độ ăn keto
  • Luyện tập nhịn ăn ngắt quãng
  • Tập thể dục: bài tập HIIT, hoặc Tabata
  • Tắm bằng nước lạnh

Bước 2: Đừng vắt kiệt sức của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hệ thống chữa bệnh mạnh nhất của cơ thể khi chúng hoạt động trơn tru. Hệ miễn dịch hoạt động tốt là hệ miễn dịch cân bằng và kiên cường, chống lại mầm bệnh khi cần thiết, ngoại trừ thực phẩm, phấn hoa… hoặc không tấn công vào chính cơ thể mình.

Tin tốt là cơ thể có miễn dịch thụ động hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh hoặc thúc giục hệ miễn dịch hướng tới sự cân bằng trong một vài ngày hoặc tuần một cách đơn giản , bằng cách giảm bớt quá trình viêm và áp dụng nhưng thói quen dinh dưỡng đúng đắn như:

  • Loại bỏ ra khỏi chế độ ăn đồ ăn chế biến sẵn, đường và tinh bột tinh chế.
  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường miễn dịch: như nghệ, thực phẩm lên men, dầu dừa…
  • Có kế hoạch bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý: không phải quanh năm ngày tháng bạn uống bổ sung vitamin C, vitamin D3, vitamin K2, canxi… và nhiều vi chất khác. Bạn cần có một kế hoạch bổ sung theo đợt, hàm lượng và liều lượng uống phải theo khuyến nghị của bác sỹ.
  • Ngủ đủ giấc: không ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày, vì nếu ngủ ít hơn sẽ kích hoạt những gen gây viêm và gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường tiểu 2 và bệnh tim mạch. 8 tiếng là thời gian ngủ lý tưởng cho những người đang bị các bệnh mạn tính.
  • Vận động nhiều hơn: lối sống tĩnh tại sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính. Hãy cố gắng tập thể dục khoảng 40 phút mỗi ngày để tránh được các bệnh viêm hệ thống.
  • Hạn chế stress: stress mạn tính gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với phần lớn các chức năng của hệ miễn dịch.

Tóm lại, cũng như việc nâng cao tốc độ chuyển hóa và áp dụng các thói quen lành mạnh, phòng chống nhiễm trùng cũng giúp bạn giảm thiểu cơ hội mắc bệnh miễn dịch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về hệ miễn dịch

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm