Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã biết làm sạch thớt gỗ đúng cách chưa?

Thớt gỗ là một dụng cụ truyền thống nhưng lại rất tiện dụng cho nhà bếp của bạn. Tuy nhiên, để sử dụng thớt gỗ hiệu quả, an toàn, bạn cần thường xuyên làm sạch thớt gỗ đúng cách để tránh thớt bị lây nhiễm vi khuẩn, ví dụ như E.coli, có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm.

Bạn nên cố gắng sử dụng nhiều loại thớt gỗ khác nhau trong bếp với nhiều mục đích khác nhau: một thớt cho thịt sống và một thớt cho đồ chín. Nếu bạn không thể sử dụng 2 loại thớt riêng biệt, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt cho nhiều mục đích khác nhau, miễn là bạn rửa thật sạch thớt sau mỗi lần sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn làm sạch thớt gỗ đúng cách dành cho bạn.

Bước 1: Rửa với nước nóng và xà phòng

Nếu bạn sử dụng cùng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín, bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng riêng thớt cho các mục đích khá nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm. USDA khuyến cáo nên rửa sạch toàn bộ các loại thớt, cho dù là thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa bằng nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng hoặc sau mỗi lần sử dụng cho mỗi loại thực phẩm khác nhau.

Các nghiên cứu cũ hơn chứng minh rằng rửa thớt giữa mỗi lần sử dụng là cách tốt nhất để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.

Bước 2: Phơi khô trong không khí

Sau khi rửa, hãy dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Nếu bạn phơi thớt trên bề mặt phẳng, với thớt gỗ, có thể sẽ làm cong một mặt thớt. Lưu ý rằng, sử dụng các loại khăn lau trong nhà bếp có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn đến bề mặt thớt. Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên giặt sạch các loại khăn lau này. Cố gắng để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.

Bước 3: Khử trùng

Một số loại thớt có chưa thành phần kháng khuẩn, ví dụ như triclosan. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũ hơn đã chứng minh rằng nhìn chung các loại thớt có chứa thành phần này không hiệu quả trong việc phòng chống các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra việc rửa thớt nhiều lần sau mỗi lần sử dụng cũng sẽ làm giảm hàm lượng các chất kháng khuẩn có trên thớt. Các nghiên cứu còn gợi ý rằng, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của loại gỗ, mỗi loại sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng. Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước điện phân trung tính, các loại nước có chứa acid latic (như nước chanh hoặc giấm táo) và dung dịch có chứa amoni bậc 4 có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

USDA và FDA khuyến cáo sử dụng dung dịch có tính chất tẩy rửa để khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước. Dưới đây là cách để khử trùng thớt gỗ:

  • Chà bề mặt gỗ của thớt bằng một miếng chanh hoặc xịt dung dịch khử trùng bạn đã pha lên bề mặt thớt
  • Để “ngâm” trong khoảng 1-5 phút
  • Xả sạch với nước và để khô tự nhiên trong không khí như bước 2.

Cố gắng khử trùng thớt ít nhất 1 lần mỗi tuần.

Bước 4: Bảo dưỡng thớt bằng dầu

Thớt gỗ bị khô sẽ rất dễ bị nứt, hỏng hoặc vỡ. Bạn nên cố gắng bảo dưỡng thớt định kỳ là cách tốt nhất để lưu giữ độ ẩm cũng như kéo dài thời gian sử dụng thớt. Bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu paraffin lỏng hoặc dầu phong.

  • Thoa một lớp dầu khoáng lên bề mặt của thớt sạch, khô
  • Sử dụng một chiếc chổi quét sơn loại nhỏ hoặc khăn để thoa dầu cho đến khi thớt ẩm
  • Ngâm thớt qua đêm hoặc trong vài giờ trước khi sử dụng.

Để có kết quả tốt nhất nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần 1 tháng.

Không nên làm gì?

Dưới đây là mọt số mẹo bạn nên tránh khi sử dụng thớt gỗ:

  • Không ngâm thớt trong nước. Thớt gỗ rất xốp và có thể bị ngấm nước khi ngâm trong nước, dẫn đến nứt vỡ và giảm thời gian sử dụng
  • Không cho thớt vào trong máy rửa bát trừ khi thớt được dán nhãn có thể sử dụng được cho máy rửa bát. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng máy rửa bát có thể làm lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt vào bát đũa
  • Không sử dụng dầu ăn thông thường để bảo dưỡng thớt vì có thể gây thối và dẫn đến có mùi khó chịu
  • Không sử dụng thớt gỗ đã bị vỡ hoặc nứt vì các rãnh nứt rất khó để làm sạch.  Các vết nứt vỡ sẽ là nơi ẩn náu của vi khuẩn và có thể góp phần tạo ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên thay thớt mới ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm bẩn hủy hoại cơ thể như thế nào?

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm