Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

14 phản ứng tiêu cực của nước tăng lực chúng ta cần biết

Trong thời buổi hiện nay, nhiều người trong chúng ta lựa chọn các thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh, tiện sử dụng và giá thành phù hợp. Điều này mang đến cơ hội rất lớn cho các loại nước tăng lực – sản phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng, giá thành hợp lý và vô cùng đa dạng hương vị. Nước tăng lực có thể giúp ích cho cơ thể, nhưng nó cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 14 phản ứng tiêu cực của nước tăng lực để sử dụng hợp lý.

Sự phổ biến của nước tăng lực

Nước tăng lực lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1987 tại châu Âu. Sự phổ biến của chúng không hề giảm sút kể từ thời điểm đó, và hiện tại nước tăng lực được bày bán ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta rất dễ dàng tìm thấy và sử dụng nước tăng lực hàng ngày, và điều này đã làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của giới trẻ khi đây là nhóm đối tượng sử dụng nước tăng lực nhiều nhất.

Bản thân các loại nước tăng lực nói chung có thể chứa chất kích thích và caffeine, giúp tăng sự tỉnh táo và tập trung. Điều này có thể mang đến những lợi ích nhất định trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước tăng lực có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu sử dụng quá nhiều và sử dụng kéo dài.

1. Caffeine quá liều

Nước tăng lực có nhiều caffeine – một chất giúp kích thích hệ thần kinh và mang đến cảm giác tỉnh táo. Đây là một trong những mối quan tâm lớn đối với sức khỏe, khi mà không chỉ có trong nước tăng lực mà caffeine còn có mặt trong nhiều loại đồ uống khác. Với một lon nước tăng lực thông thường có thể cung cấp tới 171 miligram caffeine, gấp 38 lần lượng caffeine của một lon nước ngọt có ga cola hay gấp 7 lần nồng độ caffeine của một tách cà phê. Theo khuyến nghị của Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu EFSA, mức tiêu thụ hàng ngày an toàn của caffeine ở người trưởng thành là 400 miligram. Việc dùng quá liều caffeine có thể gây tăng huyết áp, tình trạng đánh trống ngực và thiếu hụt canxi.

2. Quá tải lượng đường

Caffeine không phải là vấn đề duy nhất trong nước tăng lực. Các loại nước tăng lực thường chứa nhiều đường, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và đương nhiên – thừa calo và gây tăng cân. Theo khuyến nghị từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nam giới trưởng thành một ngày không nên tiêu thụ quá 9 muỗng cà phê đường – tương đương với 37,5 gram đường. Một lon nước tăng lực trung bình cung cấp khoảng 12 gram đường, nhưng cũng có những loại nước cung cấp từ 25-35 gram đường. Do vậy, việc tiêu thụ quá nhiều nước tăng lực cũng có thể dẫn tới thừa mức calo khuyến nghị hàng ngày, gây các ảnh hưởng tới răng miệng và tăng cân.

3. Calo cao

Đa phần các đồ uống tăng lực đều có một lượng calo tương đối cao. Điều này có thể gây béo phì do chúng cung cấp cả lượng đường và lượng calo đều lớn. Một lon nước tăng lực chứa trung bình 200 calo, tương đương 10-15% tổng năng lượng cần thiết đối với một người trưởng thành.

4. Tăng cảm giác lo âu

Tình trạng này có thể xảy ra ở một số người đặc biệt, có nguyên nhân bởi các biến thể di truyền. Những người này uống nước tăng lực thường xuyên có thể gặp phải tình trạng lo âu nếu họ có bất kỳ biến thể di truyền nào trong các thụ thể adenosine của bản thân. Hàm lượng caffeine cao trong nước tăng lực cũng có thể gây ra tình trạng lo lắng.

5. Các vấn đề về răng miệng

Nước tăng lực có chứa nhiều đường và chúng có thể gây ra các vấn đề về răng miệng. Đường trong đồ uống có thể làm cho men răng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng răng mẫn cảm, mòn men răng và sâu răng.

6. Các vấn đề về thận

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, việc sử dụng các loại đồ uống có chứa hàm lượng caffein cao quá nhiều, vượt mức khuyến nghị trong thời gian dài có thể có nguy cơ bị các biến chứng tại thận.

7. Suy nhược và mất nước

Các loại nước uống tăng lực không thể bù nước và điện giải, do vậy uống các loại nước này khi khi tập thể dục hoặc chơi thể thao có thể không bù được lượng nước tiêu hao và dẫn đến mất nước. Bên cạnh đó, caffeine cũng có thể gây mất nước tăng thêm, do vậy không nên lạm dụng khi chơi thể thao hay vận động, hoặc cần bổ sung nước đủ để đảm bảo tránh tình trạng mất nước.

8. Co thắt và co giật cơ

Tình trạng co giật cơ hay chuột rút có thể gặp phải nếu lạm dụng các loại đồ uống tăng lực trong thời gian dài. Việc sử dụng với số lượng lớn khiến một lượng caffeine quá mức nạp vào trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng này.

9. Nói và nghĩ khi nói

Ngoài khả năng ảnh hưởng lên nhiều giác quan, caffeine còn kích thích não bộ và giúp suy nghĩ nhanh hơn, cũng như nói trôi chảy hơn. Điều này có thể giúp tập trung trong công việc và lưu loát, nhưng mọt số người có thể gặp phải tình trạng nói lắp hay hồi hộp quá mức khi chuẩn bị phải phát biểu.

10. Tim đập nhanh

Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương của cơ thể, làm tăng nhịp tim và có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực hoặc cảm giác rung rinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề khác và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

11. Rối loạn tiêu hóa

Caffeine có tác dụng nhuận tràng, tăng sức co bóp của các cơ ruột non và ruột già. Điều này có thể dẫn đến việc thức ăn khó tiêu hóa được hấp thụ vào ruột và gây ra các cơn co thắt dạ dày. Nhiều người nhạy cảm với caffeine cũng có thể gặp tình trạng đi ngoài sau khi uống một lượng caffeine dù nhỏ.

12. Rối loạn cương dương

Các cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng cho thấy nam giới tiêu thụ lượng caffeine vừa phải ít bị rối loạn cương dương hơn các đối tượng tiêu thụ nhiều caffeine. Ở nam giới thừa cân hoặc béo phì và nam giới bị huyết áp cao, mối liên hệ giữa đồ uống có chứa caffein và rối loạn cương dương là mạnh nhất. Nam giới mắc bệnh tiểu đường không thấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến rối loạn cương dương từ caffeine.

13. Nghiện caffeine

Nghiện caffeine là một tác dụng phụ khác của nước tăng lực. Caffeine giúp tỉnh táo, tập trung và sảng khoái, và khi bạn sử dụng nhiều thì cơ thể sẽ luôn cảm thấy cần phải có để có thể hoạt động được. Việc nghiện caffeine có thể dẫn tới việc bắt buộc phải có caffeine trước khi hoạt động và làm việc, và điều này có thể dẫn đến giảm khả năng tự hoạt động của bản thân.

14. Huyết áp cao

Đây là một tác dụng phụ phổ biến của caffeine. Nếu đang gặp phải tình trạng huyết áp cao hay các vấn đề về tim mạch, nước tăng lực là một loại thực phẩm nên tránh.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tránh uống nước tăng lực trước khi đi ngủ, vì điều này có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ và tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy.

Tổng kết

Ngành công nghiệp nước tăng lực đang bùng nổ mạnh mẽ với doanh thu ước tính 57 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2020. Tuy nhiên, liệu những sản phẩm này có thực sự cung cấp lợi ích cho cơ thể hay không? Cân nhắc sử dụng và sử dụng ở mức độ hợp lý là điều quan trọng và cần thiết, nhất là những ở nhóm đối tượng trẻ tuổi để đảm bảo lợi ích sức khỏe lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nên lựa chọn nước tăng lực hay cà phê?

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Sciencetimes) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm