Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn đã biết cách làm sạch bàn chải chưa?

Bạn hẳn là thường xuyên sử dụng bàn chải hàng ngày để loại bỏ các loại mảng bám và vi khuẩn ra khỏi bề mặt răng và lưỡi của mình. Rõ ràng, khoang miệng của bạn sẽ sạch sẽ hơn sau khi chải răng, nhưng khi đó, bàn chải của bạn sẽ là nơi lưu giữ toàn bộ vi khuẩn và mảng bám răng. Hơn nữa, bàn chải của bạn được để trong nhà tắm, nơi vi khuẩn có ở khắp nơi trong không khí. Vậy làm thế nào để làm sạch bàn chải của bạn?

Làm thế nào để làm sạch bàn chải của bạn?

Có rất nhiều cách làm sạch bàn chải của bạn, một số cách sẽ hiệu quả hơn những cách khác.

Xả dưới vòi nước nóng trước và sau mỗi lần sử dụng

Biện pháp vệ sinh bàn chải cơ bản nhất là xả dưới vòi nước nóng trước và sau mỗi lần sử dụng. Cách này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tập trung ở bàn chải trước khi sử dụng. Việc này cũng giúp loại bỏ các loại vi khuẩn tích tụ lại sau khi sử dụng.

Với nhiều người, nước sạch, nóng là đủ để làm sạch bàn chải sau mỗi lần sử dụng.

Ngâm bàn chải trong nước súc miệng sát khuẩn.

Nếu bạn cảm thấy nước nóng là không đủ để làm sạch, bạn có thể ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng sát khuẩn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, cách này có thể làm bàn chải của bạn nhanh hỏng hơn vì một số thành phần trong nước súc miệng có thể làm lông bàn chải lão hóa nhanh hơn.

Thời gian ngâm bàn chải trong nước súc miệng khoảng 2 phút sau mỗi lần chải.

Có nên luộc bàn chải không?

Bạn không cần phải luộc bàn chải để làm sạch bàn chải trước khi dùng vì phần nhựa cầm của bàn chải có thể sẽ chảy ra trong quá trình luộc.

Bạn có thể làm nóng nước trong ấm hoặc bằng lò vi sóng. Sau khi nước đã sôi, bạn có thể ngắt điện/tắt lửa và sau đó ngâm bàn chải trong nước sôi khoảng 30 giây.

Dung dịch làm sạch răng giả

Ngoài nước nóng và nước súc miệng, bạn có thể sử dụng dung dịch làm sạch răng giả để diệt khuẩn cho bàn chải của mình. Dung dịch làm sạch răng giả được làm từ các chất diệt khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn và mảng bám. Không nên tái sử dụng dung dịch làm sạch răng giả nếu dung dịch đó đã được dùng để làm sạch răng. Bạn có thể pha dung dịch vào một cốc nước và ngâm bàn chải trong vòng 90 giây để bàn chải sạch hơn.

Làm thế nào để làm sạch bàn chải điện

Với đa số các trường hợp, bạn vẫn có thể làm sạch bàn chải điện giống như cách bạn làm sạch bàn chải thông thường. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng bạn đã ngắt điện bàn chải khỏi nguồn điện trước khi ngâm bàn chải vào nước.

Nếu bàn chải điện của bạn là loại đi liền với nguồn, bạn chỉ nên dùng nước ấm hoặc ngâm nhanh trong nước súc miệng và để bàn chải ở nơi sạch sẽ, khô ráo.

Bảo quản bàn chải như thế nào?

Một khi bạn đã biết cách làm sạch bàn chải, thì việc bảo quản bàn chải cũng là một việc quan trọng.

Bảo quản trong dung dịch oxy già được thay hàng ngày.

Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng bảo quản bàn chải trong một cốc oxy già là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn nên thay dung dịch oxy già hàng ngày trước khi ngâm bàn chải.

Tránh để bàn chải cạnh nhau

Để nhiều bàn chải cùng nhau trong cốc có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm chéo. Nếu gia đình bạn có nhiều bàn chải, bạn nên để mỗi bàn chải cách xa nhau.

Để bàn chải càng xa toilet càng tốt

Khi bạn giật nước toilet, các chất bẩn trong nước toilet có thể sẽ phát tán trong không khí và sẽ khiến vi khuẩn có mặt ở tất cả các bề mặt trong phòng tắm, bao gồm cả trên bàn chải. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách cất bàn chải trong tủ thuốc, có cánh đóng lại hoặc đơn giản là bạn chỉ cần mang bàn chải ra khỏi toilet

Khi nào cần thay bàn chải mới?

Đôi khi, cách tốt nhất để làm sạch bàn chải là thay một chiếc bàn chải mới

Bạn nên thay bàn chải 3-4 tháng một lần. Bạn cũng nên thay bàn chải trong các trường hợp sau:

  • Lông bàn chải bị sờn, cũ
  • Trong nhà có người bị ốm, mắc bệnh truyền nhiễm như viêm họng, cúm
  • Bàn chải đã bị người khác dùng nhầm, dùng chung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật đáng sợ về bàn chải đánh răng.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm