Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có đang dị ứng với gia vị hay không?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

Dị ứng với gia vị đã được chứng minh là có thể xảy ra, tuy nhiên, loại dị ứng này lại không phải là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến. Một số gia vị hay gây dị ứng bao gồm capsaicin (có trong ớt cay), quế, tỏi, hạt tiêu đen và vani.

Người ta cho rằng dị ứng gia vị chỉ xuất hiện ở khoảng 2% người trưởng thành. Các triệu chứng dị ứng gia vị có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.

Các triệu chứng dị ứng gia vị

Một số phản ứng sinh lý bình thường có thể xảy ra ở bất kỳ ai ăn một số loại gia vị nhất định. Ví dụ, ớt hoặc wasabi có thể gây chảy nước mắt ngay lập tức và nóng rát ở miệng ở bất kỳ ai đang ăn chúng. Phản ứng này không phải do phản ứng dị ứng mà là do các hợp chất hóa học có trong chúng gây ra (tương ứng là capsaicin trong ớt và allyl isothiocyanate trong wasabi). Những chất này gây kích ứng niêm mạc mũi và miệng.

Điều này có thể bị nhầm là phản ứng dị ứng với một loại gia vị. Tuy nhiên, với dị ứng gia vị, bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như:

  • Môi bị sưng lên
  • Nghẹt mũi
  • Mề đay
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như bị khó thở hoặc phát ban ở nơi gia vị tiếp xúc với da, đây được gọi là viêm da tiếp xúc.

Gia vị hiếm khi được ăn riêng lẻ và các món ăn thường không chỉ bao gồm một loại gia vị mà sẽ bao gồm hỗn hợp nhiều loại gia vị khác nhau. Do đó, có thể khó biết được liệu nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng là một loại gia vị cụ thể hay loại thực phẩm cụ thể.

Việc đun nóng một số loại gia vị có thể trung hòa các chất gây dị ứng, nhưng một số chất gây dị ứng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Ví dụ, Apig1, chất gây dị ứng chính có trong cần tây và gia vị cần tây, không dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Chất gây dị ứng trong hạt mù tạt cũng đã được chứng minh là có khả năng chịu nhiệt.

Đọc thêm tại bài viết: Gia vị khiến người Việt có nguy cơ mắc bệnh tim, thận, ung thư

Các triệu chứng sốc phản vệ

Trong một số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng toàn thân có khả năng gây tử vong được gọi là phản vệ.

Các triệu chứng của phản vệ thường nghiêm trọng và có thể bao gồm:

  • Khò khè và khó thở
  • Cảm giác bị bóp nghẹt ở ngực
  • Mề đay
  • Sưng mặt, lưỡi, cổ họng, tay hoặc chân (phù mạch)
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim yếu
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm giác sắp chết

Sốc phản vệ được coi là trường hợp cấp cứu y tế cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Ngay cả khi các triệu chứng có vẻ tự thuyên giảm, chúng có thể tái phát sau nhiều giờ - ngay cả khi bạn chưa tiếp xúc với gia vị lần thứ hai.

Nếu không được điều trị, phản vệ có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến:

  • Bất tỉnh
  • Sốc
  • Suy tim hoặc suy hô hấp
  • Tử vong

Chẩn đoán dị ứng gia vị

Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị dị ứng gia vị, họ có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng.

Hầu hết các xét nghiệm dị ứng đều liên quan đến việc dán miếng dán lên da, nhưng không phải tất cả các loại gia vị đều có thể được xét nghiệm theo cách này. Điều này đặc biệt đúng đối với các loại gia vị cay có thể gây viêm và kích ứng da.

Có một số xét nghiệm dị ứng bằng xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nhiều loại gia vị có khả năng gây dị ứng không thể tìm ra bằng cách xét nghiệm máu.

Do đó, trải nghiệm và theo dõi của cá nhân bạn với các tác nhân gây dị ứng là cực kỳ quan trọng để đưa ra chẩn đoán dị ứng. Các đợt tái phát thường có thể giúp thu hẹp phạm vi những tác nhân mà bạn có thể bị dị ứng.

Đọc thêm tại bài viết: Triệu chứng dị ứng mà bạn có thể gặp

Không dung nạp và dị ứng

Không dung nạp gia vị thường có giới hạn và có thể tự khỏi mà không cần điều trị, trong khi dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, cả dị ứng và không dung nạp đều có thể có một số triệu chứng giống nhau. Ví dụ, không dung nạp có thể gây phát ban hoặc ngứa miệng, đây là một số triệu chứng giống với phản ứng dị ứng. Đó là lý do tại sao việc gặp bác sĩ để được chẩn đoán là rất quan trọng.

Hãy chú ý đến những món bạn ăn, những loại thực phẩm và gia vị chứa trong món ăn đó và cảm giác của bạn sau khi ăn chúng. Ghi chú lại tất cả thông tin này cho bác sĩ của bạn (càng chi tiết càng tốt).

Điều trị dị ứng gia vị

Việc điều trị dị ứng gia vị phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gặp phải. Bạn có thể có các lựa chọn sau:

  • Đối với dị ứng không biến chứng (không liên quan đến biến chứng y khoa), thuốc kháng histamin đường uống có thể giúp giảm triệu chứng bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin. Đây là một chất hóa học do hệ thống miễn dịch giải phóng gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Đối với viêm da tiếp xúc, kem bôi corticosteroid có thể giúp giảm viêm và đỏ.
  • Corticosteroid đường uống có thể được kê đơn trong những trường hợp nghiêm trọng hơn. Xịt mũi corticosteroid có thể giúp giảm nghẹt mũi.
  • Nếu bạn có nguy cơ bị sốc phản vệ, tiêm epinephrine có thể giúp giảm đau ngay lập tức. Tác dụng của thuốc này là làm giãn các cơ trơn đường thở và mạch máu.

Tiêm epinephrine có thể giúp giảm đau ngay lập tức khi bạn đang gặp phải phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng. Nhưng nếu bạn có triệu chứng phản vệ, bạn vẫn nên đến phòng cấp cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phòng ngừa dị ứng gia vị

Cuối cùng, cách tốt nhất để đối phó với dị ứng gia vị là tránh loại gia vị đó. Thật không may, điều này rất khó thực hiện. Nhiều loại thực phẩm được nêm sẵn hoặc sử dụng chất tạo hương vị làm từ nhiều loại thảo mộc, gia vị và hóa chất. Các món ăn được chế biến trong nhà hàng có thể bao gồm các loại gia vị không được nêu trong thực đơn.

Bạn cũng hiếm khi chỉ bị dị ứng với một loại gia vị. Có phản ứng chéo cao giữa các loại gia vị, và thậm chí cả phấn hoa. Điều này là do cấu trúc hóa học của một số loại thực phẩm rất giống nhau đến mức cả hai đều có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Ví dụ về phản ứng chéo bao gồm:

  • Kinh giới và húng tây
  • Hành tây và tỏi
  • Ớt bột và nhục đậu khấu
  • Mù tạt và hạt cải dầu
  • Mù tạt và các loại hạt cây
  • Vừng và các loại hạt cây
  • Hạt bông và óc chó
  • Phấn hoa bạch dương và nhiều loại gia vị khác nhau
  • Phấn hoa ngải cứu và nhiều loại gia vị khác nhau
  • Cần tây và nhiều loại gia vị khác nhau
  • Cà rốt và nhiều loại gia vị khác nhau
  • Cỏ cà ri và đậu phộng

Do đó, một người bị dị ứng nặng có thể cần tránh tất cả các loại gia vị cho đến khi họ tìm thấy chất gây dị ứng cho họ. Họ cũng có thể cần mang theo epinephrine hoặc ống tiêm epinephrine đã nạp sẵn để sử dụng trong trường hợp họ gặp phải phản ứng nghiêm trọng.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Very Well Health
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 09/10/2024

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

Xem thêm