1. Cho quần áo trực tiếp vào máy giặt
Nhiều người thường có thói quen bỏ quần áo vào ngay máy giặt sau khi thay xong. Tuy nhiên, máy giặt không thể loại bỏ hết những vết bẩn cứng đầu hoặc vết ố của quần áo. Bởi vậy, trước khi giặt, bạn nên ngâm quần áo trong nước hoặc giặt bằng tay hay dùng chất tẩy chuyên dụng rồi mới cho vào máy. Điều này giúp quá trình giặt quần áo được sạch sẽ, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các dung dịch an toàn khác thay thế nước tẩy như nước cốt chanh, baking soda và giấm,... Nước chanh là một chất tẩy rửa tốt, giá thành rẻ lại an toàn, có thể đánh bay các vết bẩn lâu ngày, còn hỗn hợp baking soda có thể loại bỏ các vết ố bám trên quần áo.
2. Nhiệt độ nước giặt quá cao
Việc đặt chế độ giặt ở mức nhiệt thấp sẽ giúp quần áo giữ được dáng, màu sắc, độ bền tốt hơn so với giặt ở mức nhiệt cao. Nếu cần, bạn chỉ nên dùng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn ở quần áo, tránh dùng nước nóng (với vải lanh hoặc khăn tắm dạng dày có thể dùng được).
3. Sử dụng quá nhiều bột giặt hoặc nước xả vải
Một số người nghĩ rằng, cho nhiều bột giặt hoặc nước xả vải sẽ làm quần áo sạch và thơm hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm nhiều người thường mắc phải khi giặt khiến quần áo nhanh hỏng.
Trên thực tế, khi bạn cho quá nhiều bột giặt sẽ làm tắc ngăn đựng bột giặt và gây mùi khó chịu. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều nước xả vải cũng làm cho quần áo khó được giặt sạch hơn. Bạn chỉ nên dùng liều lượng phù hợp và nếu cần, hãy sử dụng dụng cụ đo lường cho chuẩn xác.
4. Sử dụng nước xả vải cho mọi loại quần áo
Nước xả vải có tác dụng làm mềm quần áo, giúp bạn cảm thấy quần áo thơm tho và dễ ủi hơn. Nhưng nó cũng làm giảm khả năng thấm hút mồ hôi của quần áo. Với một số loại như khăn tắm, quần áo thể thao hoặc các sản phẩm làm từ sợi đàn hồi hoặc spandex, bạn không nên sử dụng nước xả vải để tránh làm hỏng đồ.
5. Giặt đồ lót bằng máy
Với cơ chế hoạt động của máy giặt, những loại đồ lót như áo ngực, đồ lót có ren, đồ bơi thường bị giãn và mất dáng, thậm chí rách. Những món đồ này nên được giặt bằng tay cho bền và sạch.
6. Sử dụng chất tẩy trắng
Không nên lạm dụng thuốc tẩy với mọi loại quần áo (nhất là sản phẩm làm từ sợi nhân tạo) vì chúng có chứa chất clorua làm giảm độ đàn hồi của sợi vải. Bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản mà vẫn đảm bảo độ bền của quần áo như chỉ giặt bằng nước mát, không sử dụng nước xả vải, không sấy khô tự động và không ủi.
7. Giặt đồ jeans thường xuyên
Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng, không nên giặt máy các quần áo jeans vì dễ làm chúng bị bạc màu nhanh hơn. Đồ jeans nên được giặt máy cách nhau khoảng 2-6 tháng, tùy thuộc tần suất bạn mặc và đặc điểm cơ thể mỗi người.
8. Sấy khô sai cách
Quần áo cũng có thể bị xấu hoặc hỏng nếu sấy khô không đúng cách. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Không sử dụng chế độ sấy tự động quá thường xuyên. Thói quen này làm cho quần áo nhanh bị mòn và mất màu, đặc biệt các món đồ vải mỏng.
- Không giặt quá nhiều quần áo một lúc.
- Không treo các đồ dệt kim và len vì chúng sẽ mất phom dáng ban đầu. Với loại quần áo này, bạn nên trải chúng ra khăn trên mặt phẳng.
- Trước khi treo, hãy giũ quần áo vài lần để tránh tình trạng bị nhàu.
9. Không vệ sinh máy giặt
Theo thời gian, các chất bụi bẩn, cặn bột giặt,... ngày càng tích tụ bên trong máy giặt và chúng sẽ bám vào quần áo, làm xuất hiện các vết ố và gây mùi hôi khó chịu. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng này:
- Vệ sinh máy sau mỗi lần giặt.
- Loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại ở cửa lồng giặt.
- Thường xuyên rửa sạch hộp đựng bột giặt.
- Vệ sinh máy giặt với giấm, rượu hoặc nước thông thường mỗi tháng một lần.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Không phải loại quần áo nào cũng phải giặt ngay sau mỗi lần mặc!
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.