Phát ban da
Tình trạng thiếu nắng mặt trời tự nhiên ở khu vực phơi quần áo tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây mùi, nấm mốc phát triển gây bệnh. Các loại vi khuẩn, nấm mốc từ trong không khí sẽ rất dễ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm cao như quần áo chưa khô.
Mặc đồ ẩm, chưa hoàn toàn khô làm bùng phát các bệnh da liễu
Theo các chuyên gia, việc mặc quần áo vẫn ẩm ướt có thể gây kích ứng da, dẫn tới bùng phát các vấn đề da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, phát ban, mẩn ngứa...
Nổi mụn
Quần áo ẩm ướt là một trong những nguyên nhân khiến mụn trứng cá mọc ở các vùng trên cơ thể như lưng, ngực. Nhiệt độ và độ ẩm khiến da bạn sản xuất nhiều bã nhờn, và dẫn đến việc tích tụ các vi khuẩn trên da, gây nổi mụn trứng cá.
Các bệnh đường hô hấp
Trên quần áo ẩm ướt có đến 10 loại nấm mốc sinh trưởng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể con người. Ví dụ như nấm Stachybotrys chartarum, một loại nấm mốc vô cùng độc hại, nếu bạn hít phải sẽ làm sản sinh bào tử gây nhiễm trùng cơ quan hô hấp.
Khi khoác bộ quần áo chưa khô hẳn lên người, bản thân người mặc dễ gặp các triệu chứng như nhảy mũi, ho, cay mắt... nặng hơn có thể gây viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, suy hô hấp, hen suyễn… Nếu ra ngoài trời trong bộ quần áo ẩm ướt, bạn có nguy cơ cao bị cảm lạnh.
Viêm nhiễm vùng kín
Mặc đồ lót chưa khô hoàn toàn có thể gây ra viêm nhiễm vùng kín
Vùng kín là bộ phận vô cùng nhạy cảm trên cơ thể và rất dễ mắc bệnh bởi các loại vi khuẩn, nấm mốc. Việc mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót rất dễ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục.
Ở phụ nữ, môi trường ẩm ướt là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh phụ khoa, nhiễm trùng nấm men… Nếu thấy vùng kín có mùi hôi, phát ban hay ngứa ngáy, bạn cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Một số biện pháp khắc phục tình trạng áo quần ẩm ướt trong mùa Đông
Sử dụng thêm bàn là, máy sấy để làm khô quần áo trong mùa Đông
- Hạn chế giặt, phơi nhiều quần áo trong những ngày trời mưa, sương mù và độ ẩm cao. Sau khi giặt, phơi hoặc sấy quần áo cho khô, là (ủi) nóng đến khi khô hoàn toàn rồi mới cất vào tủ quần áo khô ráo, sạch sẽ.
- Không nên hong quần áo bằng quạt thông thường hay máy sưởi ngay trong phòng ngủ. Các thiết bị này khiến độ ẩm trong nhà tăng cao, tạo môi trường lý tưởng cho các loại nấm mốc sinh sôi.
- Cho các sản phẩm chống ẩm, chống mốc vào tủ quần áo.
- Treo quần áo ở nơi thoáng gió, phân bổ hợp lý, không chồng chéo lên nhau.
- Đối với quần áo kích thước nhỏ như đồ lót, tất, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô. Những gia đình có trẻ nhỏ và điều kiện kinh tế ổn định nên đầu tư một chiếc máy sấy quần áo chuyên dụng để sử dụng trong những ngày trời không có nắng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 3 cách đối phó với trời nồm để tránh mắc bệnh