Một số bệnh như bệnh tim, rối loạn não, tiểu đường và ung thư thường có mức Coenzyme Q10 thấp. Không rõ liệu nồng độ Coenzyme Q10 thấp gây ra những bệnh này hay là kết quả của chúng. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về CoQ10.
Coenzyme Q10 là gì?
Coenzyme Q10 là một hợp chất do cơ thể tạo ra và được lưu trữ trong ty thể của tế bào. Ty thể có nhiệm vụ sản xuất năng lượng. Chúng cũng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do oxy hóa và vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Sản xuất Coenzyme Q10 giảm khi bạn già đi. Vì vậy, những người lớn tuổi thường thiếu hợp chất này. Một số nguyên nhân khác của sự thiếu hụt Coenzyme Q10 bao gồm:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Coenzyme Q10 đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể. Một trong những chức năng chính của nó là giúp tạo ra năng lượng trong các tế bào. Coenzyme Q10 tham gia vào việc tạo ra adenosine triphosphate, tham gia vào quá trình truyền năng lượng trong tế bào. Vai trò quan trọng khác của Coenzyme Q10 là hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Lượng gốc tự do quá nhiều dẫn đến tổn thương oxy hóa, có thể cản trở hoạt động thường xuyên của tế bào. Điều này được biết là gây ra nhiều tình trạng sức khỏe. Adenosine triphosphate được sử dụng để thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể và tổn thương oxy hóa phá hủy các tế bào, một số bệnh mãn tính có liên quan đến mức Coenzyme Q10 thấp. Coenzyme Q10 hiện diện trong mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, nồng độ cao nhất được tìm thấy ở các cơ quan có nhu cầu năng lượng lớn nhất, chẳng hạn như tim, thận, phổi và gan. Sau đây là danh sách 9 lợi ích chính của Coenzyme Q10.
1. Điều trị chứng suy tim
Suy tim thường là hậu quả của các bệnh lý về tim khác, ví dụ như bệnh mạch vành hoặc huyết áp cao. Những tình trạng này có thể dẫn đến tăng tổn thương oxy hóa và viêm tĩnh mạch, viêm động mạch, khiến tim không thể thường xuyên co bóp, thư giãn hoặc bơm máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng Coenzyme Q10 có thể giảm tổn thương oxy hóa và cải thiện chức năng tim mạch, từ đó hỗ trợ điều trị suy tim.
2. Hỗ trợ khả năng sinh sản
Theo thời gian, khả năng sinh sản của nữ giới giảm dần do suy giảm số lượng và chất lượng trứng. Coenzyme Q10 cũng tham gia và đóng vai trò quan trọng vào quá trình này. Khi bạn có tuổi, việc sản xuất Coenzyme Q10 chậm lại khiến cơ thể kém hiệu quả trong việc bảo vệ trứng khỏi bị oxy hóa. Lúc này, việc bổ sung Coenzyme Q10 sẽ rất hữu ích và thậm chí có thể đảo ngược tình trạng suy giảm chất lượng và số lượng trứng do tuổi tác.
Tương tự như vậy, tinh trùng của nam giới cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của quá trình oxy hóa, có thể dẫn đến giảm lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng kém và vô sinh. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng việc bổ sung Coenzyme Q10 có thể cải thiện chất lượng, hoạt động và nồng độ tinh trùng bằng cách tăng khả năng chống oxy hóa.
3. Giữ làn da trẻ trung
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể và thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại gây lão hóa da. Các tác nhân này có thể là ở bên trong (tổn thương tế bào, mất cân bằng nội tiết tố) hoặc từ bên ngoài (tác nhân môi trường như: tia UV, ánh nắng...). Các yếu tố có hại có thể dẫn đến giảm độ ẩm của da, làm mỏng các lớp da và giảm khả năng chống đỡ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Thoa Coenzyme Q10 trực tiếp lên da có thể làm giảm tác hại từ các tác nhân bên trong lẫn bên ngoài thông qua tăng sản xuất năng lượng trong tế bào da, thúc đẩy quá trình bảo vệ chống oxy hóa. Trên thực tế, Coenzyme Q10 nếu bôi trực tiếp lên da sẽ giảm tác hại của quá trình oxy hóa gây ra bởi tia UV và giảm độ sâu của nếp nhăn. Đó là lý do ta thấy Coenzyme Q10 trong mỹ phẩm rất phổ biến. Ngoài ra, những người có mức Coenzyme Q10 thấp dường như có nhiều khả năng bị ung thư da hơn.
4. Giảm chứng đau đầu
Khi các ty thể gặp vấn đề bất thường có thể dẫn đến việc tế bào tăng hấp thu canxi, sản xuất quá nhiều các gốc tự do và giảm khả năng chống oxy hóa. Điều này có thể dẫn đến các tế bào não thiếu năng lượng và chứng đau nửa đầu. Vì Coenzyme Q10 sống chủ yếu trong ty thể của tế bào nên đã được chứng minh là cải thiện chức năng của ty thể và giúp giảm tình trạng viêm ở chứng đau nửa đầu.
5. Tăng hiệu suất tập thể dục
Stress oxy hóa có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ và hiệu suất tập thể dục. Tương tự, chức năng ty thể nếu có vấn đề có thể làm giảm năng lượng cơ bắp, khiến cơ bắp khó co bóp hiệu quả và kéo dài quá trình tập luyện. Coenzyme Q10 có thể giúp tập thể dục hiệu quả bằng cách giảm stress oxy hóa trong tế bào và cải thiện các chức năng của ty thể. Trên thực tế, một nghiên cứu đã thử đánh giá tác động của Coenzyme Q10 đối với hoạt động thể chất. Những người bổ sung 1,200 mg Coenzyme Q10 mỗi ngày trong 60 ngày cho thấy dấu hiệu giảm stress oxy hóa mạnh. Hơn nữa, bổ sung Coenzyme Q10 có thể giúp tăng sức mạnh trong quá trình tập luyện và giảm mệt mỏi, từ đó cải thiện năng suất tập thể dục.
6.Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Quá trình stress oxy hóa có thể gây ra tổn thương tế bào, dẫn đến các bệnh chuyển hóa giống như tiểu đường. Nếu ty thể có vấn đề thì cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Coenzyme Q10 đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu. Bổ sung Coenzyme Q10 cũng có thể giúp tăng nồng độ Coenzyme Q10 trong máu lên đến 3 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường, hay những người bình thường có nồng độ Coenzyme Q10 thấp. Ngoài ra, một nghiên cứu đã cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu bổ sung Coenzyme Q10 trong 12 tuần sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và HbA1C trong vòng 2-3 tháng. Cuối cùng, Coenzyme Q10 có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách kích thích sự phân hủy chất béo và giảm tích tụ các tế bào mỡ dẫn đến béo phì hoặc bệnh tiểu đường tuýp 2.
7. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Quá trình oxy hóa là nguyên nhân gây ra tổn thương tế bào và ảnh hưởng đến các chức năng vốn có của chúng. Nếu cơ thể bạn không thể chống lại quá trình oxy hóa một cách hiệu quả, cấu trúc của các tế bào có nguy cơ bị hư hỏng, có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh Coenzyme Q10 có thể bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa và thúc đẩy sản xuất năng lượng tế bào, thúc đẩy sức khỏe hệ miễn dịch thậm chí giảm nguy cơ tái phát ung thư.
8. Tốt cho não bộ
Ty thể là bộ phận tạo ra năng lượng chính của tế bào não và chức năng của ty thể có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Rối loạn chức năng tổng thể của ty thể có thể gây ra cái chết của các tế bào não và các bệnh như bệnh Alzheimer và Parkinson. Thật không may, não có hàm lượng axit béo cao và nhu cầu oxy cao nên rất dễ bị tổn thương do oxy hóa. Tổn thương oxy hóa sẽ tăng sản xuất các hợp chất có hại gây ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức và các chức năng thể chất. Tuy nhiên Coenzyme Q10 có thể làm giảm các hợp chất có hại này, làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và Parkinson.
9. Bảo vệ phổi
Trong tất cả các cơ quan, phổi là nơi tiếp xúc nhiều nhất với oxy khiến chúng rất dễ bị hư hỏng do quá trình oxy hóa. Tình trạng tổn thương oxy hóa tăng trong phổi, khả năng chống oxy hóa của cơ thể kém, bao gồm cả mức Coenzyme Q10 thấp, có thể dẫn đến các bệnh lý phổi như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung Coenzyme Q10 làm giảm viêm ở những người bị hen suyễn, cũng như giảm nhu cầu điều trị bằng thuốc steroid ở những tình trạng này.
Nguồn thực phẩm có Coenzyme Q10
Coenzyme Q10 cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm sau đây chứa Coenzyme Q10:
Kết luận
Coenzyme Q10 là một hợp chất giống như vitamin, có khả năng tan trong chất béo và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc sản xuất Coenzyme Q10 giảm dần theo độ tuổi nên người lớn ở mọi lứa tuổi đều được hưởng lợi ích từ nó. Cho dù bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng Coenzyme Q10 cao hay uống bổ sung, Coenzyme Q10 có thể có lợi cho sức khỏe của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên sử dụng Coenzyme Q10 (CoQ10) hay không?
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.