Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý khi bổ sung Coenzyme Q10 để giảm cholesterol

Các chuyên gia y tế cho biết, những người cholesterol cao thường có lượng Coenzyme Q10 trong cơ thể thấp hơn so với những người khác. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, bổ sung Coenzyme Q10 cho kết quả tốt ở những bệnh nhân bị cholesterol cao.

Lưu ý khi bổ sung Coenzyme Q10 để giảm cholesterol

Coenzyme Q10 được chứng minh là mang lại hiệu quả tích cực ở những bệnh nhân bị cholesterol cao

Chức năng của Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 là một pro-vitamin, có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh ở cấp độ tế bào. Nó tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tăng cường cơ bắp, thúc đẩy hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể… Theo MedlinePlus - Cổng thông tin Trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung coenzyme Q10 cho thấy những hiệu quả tích cực ở những bệnh nhân bị cholesterol cao. Cụ thể, nó giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy dưỡng cơ và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

Thông thường, cơ thể có thể tự sản xuất ra Coenzyme Q10 để phục vụ cho các hoạt động. Tuy nhiên, các loại hải sản và thịt cũng có thể cung cấp một lượng nhỏ loại vi chất này.

Coenzyme Q10 và Statins

Statin là nhóm thuốc được kê đơn phổ biến để điều trị cholesterol cao. Tuy nhiên, những người dùng statin đôi khi được khuyến cao nên bổ sung thêm coenzyme Q10, vì các thuốc hạ cholesterol có thể làm giảm lượng coenzyme Q10 trong máu. Do đó, thực hiện bổ sung coenzyme Q10 sẽ làm tăng lượng chất chống oxy hóa mà không làm ảnh hưởng đến tác dụng của statin. Trên thực tế, bổ sung Coenzyme Q10 có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ của statin như đau cơ và đau khớp.

Bổ sung coenzyme Q10 sao cho an toàn?

Hầu hết mọi người đều nhận xét, bổ sung coenzyme có tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ như: Tiêu chảy, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, coenzyme Q10 có thể làm hạ huyết áp, vì vậy bạn không nên uống nó trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật, hoặc khi bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, một số tương tác thuốc cũng có thể xảy ra, do đó để an toàn, bạn hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn trước khi có ý định bổ sung coenzyme Q10.

Các phương pháp khác để hạ cholesterol

Ngoài việc sử dụng thuốc, người có cholesterol cao cần thay đổi lối sống, tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý, ăn ít các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển vị, chất béo bão hòa. Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày… sẽ giúp tăng hiệu quả giảm cholesterol trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn có các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác như: Bệnh tim, tăng huyết áp, cholesterol HDL thấp và có tiền sử gia định mắc bệnh về tim mạch.

Quang Tuấn - Theo Healthplus/Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm