Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, gần 14% người nhiễm HIV không biết điều đó, vì vậy họ có thể truyền bệnh cho bạn thông qua một số hành vi nhất định. Biết cách phòng ngừa nhiễm HIV và thực hiện nghiêm túc các biện pháp này sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Đọc thêm tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã nhiễm HIV
Lời khuyên của chuyên gia giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV
Phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục
Bạn dễ bị nhiễm HIV nếu có tiếp xúc với các dịch cơ thể với người có HIV/AIDS. Các dịch cơ thể của người có HIV có thể làm lây nhiễm HIV bao gồm:
Một số biện pháp dưới đây có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục:
#1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Bao cao su được coi là "lá chắn kép" vì sử dụng bao cao su đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đồng thời giúp bạn phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, bao cao su được coi là biện pháp hiệu quả hàng đầu để phòng chống nhiễm HIV.
Bao cao su thường có 2 dạng: bao cao su dành cho nam và bao cao su dành cho nữ (hoặc màng ngăn âm đạo). Bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo sẽ tạo ra một lớp rào cản, ngăn cách bạn tình tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của nhau khi quan hệ tình dục.
Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ, bao cao su nên được sử dụng đúng cách và ngay từ khi bắt đầu cuộc yêu, bởi vì bạn sẽ tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của bạn tình trong suốt quá trình quan hệ tình dục.
Lưu ý rằng, chất bôi trơn có thể được sử dụng đồng thời với bao cao su vì sẽ làm giảm nguy cơ bao cao su bị rách hoặc tuột ra. Chất bôi trơn phải có gốc nước hoặc silicone. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn đeo bao cao su đúng cách để giảm thiểu sai sót.
#2. Chọn bạn tình một cách khôn ngoan
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khả năng bạn nhiễm hoặc lây truyền HIV có thể tăng lên theo số lượng bạn tình mà bạn có.
Mỗi bạn tình của bạn đều có lịch sử tình dục liên quan đến các bạn tình khác. Những đối tác đó có thể đã truyền HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cho bạn tình hiện tại của bạn.
Mối quan hệ một vợ một chồng hoặc chỉ có 1 bạn tình được coi là mối quan hệ tình dục an toàn, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.
Lưu ý thêm rằng, dù bạn chỉ có 1 bạn tình, việc sử dụng bao cao su sẽ giúp bạn càng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.
#3. Cân nhắc các hoạt động thân mật không liên quan đến tiếp xúc với dịch cơ thể
Bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nếu tiếp xúc với các dịch cơ thể với người khác. Có những cách thức quan hệ tình dục khác như: vuốt ve, hôn, ôm ấp, quan hệ tình dục không xâm nhập sẽ giúp bạn hạn chế nhiều hơn việc tiếp xúc với dịch cơ thể của bạn tình.
Lưu ý rằng quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng mà không có biện pháp bảo vệ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm hoặc lây truyền HIV.
#4. Tự kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thường xuyên
Bạn có thể làm xét nghiệm HIV và bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cũng như giảm khả năng lây truyền bệnh (trong trường hợp bạn bị mắc bệnh) sang cho người khác.
Việc xét nghiệm cùng với bạn tình mới có thể đảm bảo rằng các bạn không lây truyền HIV và bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho nhau khi bắt đầu mối quan hệ tình dục.
#5. Tránh lạm dụng ma túy và rượu
Lạm dụng rượu hoặc ma túy có thể làm tăng khả năng đưa ra quyết định sai lầm của bạn, khiến bạn thực hiện một số hành vi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm hoặc lây truyền HIV, bao gồm cả quan hệ tình dục không an toàn và không áp dụng các biện pháp bảo vệ. Vì vậy, hãy cố gắng tránh những tình huống khiến bạn lạm dụng ma túy và rượu.
#6. Dùng thuốc có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm HIV
Có những loại thuốc bạn có thể dùng để giảm nguy cơ nhiễm HIV trước và sau khi quan hệ tình dục. Lưu ý rằng tất cả các thuốc này đều phải được chỉ định của bác sỹ
Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là phương pháp sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV (HIV âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, thường được chỉ định uống hàng ngày. Phương pháp điều trị này sẽ được bác sỹ chỉ định cho bạn trong các trường hợp:
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là phương pháp điều trị bằng uống thuốc sau khi quan hệ tình dục nếu bạn lo lắng có nguy cơ bị nhiễm HIV; hoặc khi bạn bị cưỡng bức. Thông thường, liều đầu tiên của thuốc này trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục và sau đó dùng liều bổ sung trong 28 ngày.
Phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích
Dùng chung bơm kim tiêm với người khác hoặc sử dụng kim tiêm không được tiệt trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các tình trạng khác như viêm gan virus B, C.
#7. Không dùng chung bơm kim tiêm
Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Bạn có thể nhiễm HIV dù chỉ làm điều này một lần. Hãy chắc chắn rằng bơm kim tiêm của bạn được tiệt trùng đúng và là bơm kim tiêm chưa qua sử dụng.
#8. Sử dụng bơm kim tiêm tiệt trùng
Bạn chỉ nên sử dụng bơm kim tiêm đã tiệt trùng đúng cách. Bất cứ khi nào sử dụng bơm kim tiêm để tiêm chích, hãy chắc chắn rằng bơm kim tiêm của bạn an toàn, bằng cách nhận biết:
Khi bạn phải sử dụng bơm kim tiêm tại cơ sở y tế hoặc các cơ sở xăm, phun... hãy kiểm tra để biết chắc chắn rằng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích đó an toàn và đã tiệt trùng, chỉ được sử dụng riêng cho bạn.
Nếu bạn có HIV...
Bạn có thể bị nhiễm HIV và lo lắng về việc truyền nó sang người khác. Có một số cách bạn có thể ngăn ngừa việc lây truyền HIV cho người khác:
Khi nào cần xét nghiệm?
Điều quan trọng là phải xét nghiệm HIV nếu bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc hoặc nhiễm HIV hoặc bạn có những hành vi khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm virus.
Hãy đến các phòng khám HIV tự nguyện tại địa phương bạn sinh sống để được xét nghiệm HIV miễn phí, tư vấn điều trị, phòng lây nhiễm..
Nếu kết quả xét nghiệm HIV của bạn là dương tính, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ để có thể:
Xem thêm bài viết : 10 cách để giữ sức khoẻ nếu bạn nhiễm HIV
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.