Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những tác dụng phụ cực kỳ nguy hại nếu ăn thịt đỏ mỗi ngày mà bạn nên cảnh giác:
Có thể gây hại cho trái tim
Tiến sĩ Lisa Young, tác giả của cuốn sách dinh dưỡng nổi tiếng Last Full, Last Slim và The Portion Teller Plan cho biết: "Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD)".
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ăn hơn một phần thịt đỏ mỗi ngày, bao gồm thịt bò, thịt lợn, bò rừng và thịt nai, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch cao hơn 22%.
Bị tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm động vật, bao gồm cả thịt đỏ.
Chuyên gia dinh dưỡng Sydney Greene của Eat This cho biết: "Hầu hết thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Ví dụ, một miếng bít tết ribeye 85g chứa khoảng 8g chất béo bão hòa, chiếm khoảng 40% lượng chất béo bão hòa được đề xuất hàng ngày. Lượng chất béo bão hòa làm tăng lượng LDL cholesterol trong cơ thể, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim".
TS Young nói rằng lượng chất béo bão hòa cao có thể góp phần vào chứng xơ vữa động mạch - "sự tích tụ mảng bám cholesterol trong thành động mạch làm cản trở lưu lượng máu".
Tiêu thụ một lượng calo cao
Ngoài chất béo bão hòa trong thịt đỏ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn bằng cách làm rối loạn mức cholesterol, thịt đỏ cũng có thể góp phần tạo ra nhiều calo hơn, dẫn đến tăng cân.
Một miếng bít tết nặng 225g chứa 614 calo với tổng lượng chất béo là 46g - chiếm 66% năng lượng hàng ngày của bạn dựa trên chế độ ăn 2.000 calo.
"Chế độ ăn nhiều sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ, có thể làm tăng tỷ lệ béo phì. Bản thân béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư" - TS Young nói.
Ảnh hướng tới ruột
Chất béo bão hòa trong thịt đỏ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả tim và hệ vi sinh vật đường ruột — cộng đồng vi sinh vật sống trong ruột và có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, nhận thức, tiêu hóa và hơn thế nữa.
Chuyên gia Greene giải thích: "Ngoài chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nghiên cứu mới đây đang xem xét cách thức thịt đỏ ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột. Và tác động của thịt đỏ đối với đường ruột có thể ảnh hưởng đến tim". Bởi trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, có vẻ như một chất chuyển hóa được tạo ra bởi các vi khuẩn đường ruột có liên quan đến bệnh tim mạch".
Coi chừng chứng viêm
Theo chuyên gia Green, việc tiêu thụ thịt đỏ cũng được xác định có liên quan đến các dấu hiệu sinh học gây viêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mãn tính.
Những tác dụng phụ cực kỳ nguy hại nếu ăn thịt đỏ mỗi ngày mà bạn nên cảnh giác.
Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý rằng thịt đỏ có thể góp phần gây viêm nhờ hàm lượng chất béo bão hòa trong nó.
Hơn nữa, TS Young cho rằng thịt đỏ cũng có thể dẫn đến một số bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể liên quan đến ung thư "thông qua chứng viêm".
Gặp vấn đề tiêu hóa
Chuyên gia Greene nói: "Ăn thịt đỏ hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn. Thịt đỏ có hàm lượng protein béo cao, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa đối với một số người khó tiêu hóa chất béo".
Do đó, chuyên gia Green nói rằng việc phát triển chứng trào ngược và tiêu chảy là kết quả của chế độ ăn nhiều chất béo hơn. Đây có thể không phải là triệu chứng của tất cả mọi người, nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày, việc ăn thịt đỏ hàng ngày có thể là một lý do.
Tăng lượng natri nạp vào cơ thể
TS Young cho biết: "Các loại thịt đỏ đã qua chế biến, như thịt xông khói và xúc xích có nhiều natri và chất bảo quản hơn, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, một người nên ăn nhiều nhất 2.300 mg natri mỗi ngày, trong khi một chiếc xúc xích đã chứa 569 mg natri, tức là gần ¼ lượng natri bạn nạp vào cơ thể tối đa trong ngày. Mặc dù thịt đỏ chế biến có thể giúp bạn ngon miệng, nhưng quá nhiều khoáng chất này có thể dẫn đến các vấn đề như thận, tăng cân và huyết áp cao.
Có rất nhiều lựa chọn protein lành mạnh khác, ngoài thịt đỏ.
Nếu bạn lo lắng về việc phát triển bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trong các nguy cơ trên, có thể đã đến lúc bạn nên cắt giảm ăn thịt đỏ. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì có rất nhiều lựa chọn protein lành mạnh khác.
Chuyên gia Greene cho hay: "Các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính vì những protein này có ít axit béo bão hòa và cholesterol. Và nhiều loại cá thực sự có thể bảo vệ chống lại bệnh tim vì nó giàu axit béo omega-3".
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loại thực phẩm quen thuộc này cần giảm bớt để phòng ung thư và nhiều bệnh hiểm.
Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.
Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Bạn đã bao giờ thức dậy với cơn đau đầu dữ dội và không thể xác định được nguyên nhân chưa? Các chuyên gia tin rằng có thể do 1 trong 4 “thủ phạm” dưới đây.
Mùa xuân, với thời tiết giao thoa giữa cái lạnh còn sót lại của mùa đông và sự ấm áp đang lên của mùa hè, là thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…