1. Triệu chứng khi gan nhiễm mỡ
Gan là tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người. Gan xử lý hầu như tất cả những gì chúng ta ăn hoặc uống vào, đồng thời lọc các chất độc có trong máu. Gan có thể tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương. Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nếu gan chứa quá nhiều mỡ.
Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường chỉ là bụng ấm ách và hơi khó chịu.
Bệnh tiến triển âm thầm, chủ yếu phát hiện tình cờ khi siêu âm gan trong những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan với các biểu hiện vàng da, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau bụng...
Cá diếc bổ gan, chống trướng bụng.
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy gan nhiễm mỡ thuộc phạm vi chứng "tích tụ". Các tác nhân gây hại liên tục có mặt ở gan thì tổ chức xơ gan sẽ hình thành và gây nên bệnh.
2. Món ăn dành cho người bị gan nhiễm mỡ
Chế biến món ăn phù hợp cho bệnh lý gan nhiễm mỡ là hạn chế sử dụng các thành phần như bơ, dầu, mỡ, sốt mayonnaise; hạn chế chất béo và cholesterol trong thức ăn bằng cách loại bỏ mỡ và da từ thịt và gia cầm; loại bỏ nước béo khi nấu canh. Nướng, hấp, luộc là cách nấu ít chất béo nhất.
Sử dụng lượng đạm vừa đủ (không thiếu và không dư). Chọn cá, gia cầm bỏ da, thịt nạc, sữa không béo, phô mai không béo...
Cá quả hấp cách thủy
Nguyên liệu: Cá quả tươi 300g, đậu đỏ 50g, vỏ quýt tươi 6g.
Cách chế biến: Cá quả làm sạch, đậu đỏ giã dập, vỏ quýt thái nhỏ, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào bát to hấp cách thủy. Ăn cái uống nước, ăn vào lúc đói. Ăn liền trong 7-10 ngày.
Tác dụng: Cá quả nhiều thịt nạc mềm, ít mỡ, vị ngon, là món ăn dưỡng sinh trong phòng chữa bệnh.Theo Đông y, cá quả vị ngọt, tính bình, lợi vào kinh tỳ vị, thận; có tác dụng kiện tỳ, lợi thủy, khứ ứ sinh tân, là món ăn bổ dưỡng chữa gan nhiễm mỡ, thận hư nhiễm mỡ phù nề.
Cá diếc hầm đậu đỏ có tác dụng hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Cá trắm nấu rau cần
Nguyên liệu: Cá quả 1 con (500g), rau cần, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Cá trắm làm sạch ướp gia vị, đổ 3 bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi tiếp trong 5 phút, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút, cá chín, cho rau cần vào, vớt cá và rau cần ra rồi bày lên đĩa. Dùng làm món ăn trong bữa cơm, ăn lúc canh đang nóng.
Tác dụng: Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với người mắc bệnh về gan. Theo Đông y cá trắm tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa, dưỡng gan, trừ phong, hóa thấp... là món ăn rất tốt đối với người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính.
Cá diếc hầm đậu đỏ
Nguyên liệu: Cá diếc tươi 300g, táo tàu10 quả, vỏ quýt tươi 6g.
Cách chế biến: Vỏ quýt cho vào túi vải. Cá diếc làm sạch ướp muối 15-20 phút, sau đó cùng với táo tàu, vỏ quýt vào nồi hầm nửa tiếng là được. Ăn cái uống nước vào lúc đói.
Tác dụng: Cá diếc là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị ngọt nhạt, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc tính ấm, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa, có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số thuốc có thể gây gan nhiễm mỡ....
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.