Tìm hiểu những lợi ích sức khoẻ mà chạy bộ mang lại và tại sao chạy bộ đánh giá được chế độ tập luyện hằng ngày của bạn.
Chạy bộ giúp rèn luyện tim mạch.
Một trong những lợi ích đã được chứng minh của chạy bộ là khả năng tăng cường sức bền.
Chạy bộ, là một dạng bài tập của cardio, bắt buộc tim và phổi phải cung cấp oxy tới hệ thống mạch máu và cơ nhiều hơn khi ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi bạn càng chạy nhiều, tim và phổi sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp bạn chạy lâu hơn và nhanh hơn mà còn làm cho các hoạt động khác như đi bộ và bơi trở nên dễ dàng hơn.
Nghiên cứu cho thấy người chạy bộ có nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ thấp hơn 45% so với người không chạy bộ. Ngay cả việc chạy bộ dưới 10km trên 1 tuần cũng đủ làm giảm nguy cơ hơn so với người không chạy bộ.
Chạy bộ đã được chứng minh làm cải thiện tâm trạng và đem lại năng lượng tích cực.
Nghiên cứu cho rằng chạy bộ chỉ 15 phút (khoảng 1.5 đến 3km) cung cấp năng lượng tốt cho sinh viên và nó hiệu quả hơn thiền, tập thở sâu, thư giãn các cơ.
Chạy bộ cũng giúp giải phóng các chất hoá học như endorphin, tạo cảm giác dễ chịu cho não. Endorphins hoạt động như chất giảm đau tự nhiên, tạo cảm giác sảng khoái và được giải phóng hiệu quả nhất khi tập các bài tập cardio với cường độ vừa phải như chạy bộ.
Một số vận động viên có thể đươc trải nghiệm cảm giác hưng phấn, một cảm giác tương đối hiếm gặp thường được mô tả như cảm giác hạnh phúc. Đây là cảm giác xảy ra khi hệ thống endocannabinoid (giúp điều chỉnh nhận thức về cơn đau, trí nhớ, tâm trạng, thèm ăn, và nhiều hệ thống cơ thể khác) được kích hoạt.
Đọc thêm tại bài viết: 10 chấn thương thường gặp khi chạy bộ
Chạy bộ giúp xương chắc khoẻ hơn
Chạy bộ là một hoạt động có tác động mạnh. Do đó thường có mối lo ngại về việc liệu chạy bộ có làm tăng áp lực lên khớp và xương không, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Nhưng nghiên cứu cho rằng điều ngược lại mới đúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người chạy bộ thường xuyên sẽ duy trì, thậm chí cải thiện mật độ chất khoáng trong xương. Trong khi đó, những người giảm tập luyện lại thấy rằng sức khoẻ giảm sút. Sự căng thẳng của việc chạy bộ thúc đẩy xương chắc khoẻ hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bắt đầu từ bài tập cường độ thấp và tăng dần tốc độ chạy. Nếu bạn tăng quãng đường và cường độ quá nhanh, xương không thể thích nghi nhanh làm tăng nguy cơ chấn thương. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp luyện tập thể lực cùng với chế độ luyện tập hàng ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ chấn thương.
Chạy bộ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, chạy bộ có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh lý tim mạch, và nhiều loại ung thư.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người chạy bộ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thấp hơn 28% so với những người không chạy bộ trong khoảng 6.5 năm
Chạy bộ có thể giúp bạn sống lâu hơn
Chạy bộ có thể kéo dài tuổi thọ của bạn bằng cách cải thiện sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng người chạy bộ thường giảm được 25 đến 40% nguy cơ tử vong sớm so với người không chạy bộ. Hơn thế nữa, những người chạy bộ có xu hướng sống lâu hơn ba năm so với những người không chạy bộ.
Chạy bộ có thể giúp giảm cân
Chạy bộ có thể đốt cháy nhiều calo, từ 240 đến 336 trong 30 phút với tốc độ 5 dặm một giờ. Tăng cường độ tập luyện cũng làm tăng lượng calo đốt cháy.
Bằng cách tăng số lượng calo đốt cháy trong một ngày, bạn có thể làm giảm calo để giảm cân. Nhưng cần lưu ý rằng các bài tập luyện chỉ là một phần của quá trình giảm cân. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống cũng rất cần thiết.
Đọc thêm tại bài viết: Những ảnh hưởng kỳ lạ của việc chạy bộ với cơ thể
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?