Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 bài tập thở hỗ trợ giảm đau đầu

Đau đầu có thể dữ dội hoặc âm ỉ, có thể từ nhẹ đến nặng và gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một số bài tập thở có thể làm giảm tình trạng này...

1. Nguyên nhân gây đau đầu

BS. Vasavi Attada, chuyên gia y tế tại Ấn Độ, cho biết, nguyên nhân phổ biến của đau đầu bao gồm:

Tình trạng sức khỏe: Chẳng hạn như viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng hoặc nhiễm trùng tai... hoặc mắc các bệnh lý như cảm lạnh, cúm, sốt... có thể gây đau đầu.

Căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc và/hoặc trầm cảm, uống rượu, bỏ bữa, lạm dụng thuốc, thay đổi thói quen ngủ và căng cổ hoặc lưng do tư thế xấu cũng có thể gây đau đầu.

Môi trường: Môi trường xung quanh có thể gây đau đầu bao gồm khói thuốc lá, mùi nồng nặc từ nước hoa/hóa chất gia dụng và một số loại thực phẩm. Thay đổi thời tiết, ô nhiễm, tiếng ồn lớn và ánh sáng chói cũng có thể gây đau đầu.

Di truyền học: Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có tính chất gia đình. Những người có tiền sử gia đình bị đau đầu có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn.

2. Các bài tập thở có thể giúp giảm đau đầu

Các bài tập thở là một phần quan trọng trong điều trị đau đầu. Chúng mang lại những tác dụng có lợi cho cơ thể bằng cách làm dịu và kiểm soát căng thẳng.

Các bài tập thở giúp thư giãn cơ thể, tâm trí và tâm hồn, đồng thời có tác dụng kỳ diệu trong việc giảm đau đầu. Chúng được coi là rất an toàn, đặc biệt là giảm đau đầu có nguyên nhân do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Khi hít vào một lượng oxy phù hợp, hỗ trợ lưu lượng máu đầy đủ, sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và giảm đau.

3. Một số bài tập thở

3.1. Thở theo nhịp điệu

Để cơ thể bạn ngồi thoải mái, sau đó thở tự nhiên. Đếm xem mỗi lần hít vào và thở ra kéo dài bao lâu. Sau đó, thiết lập nhịp điệu và hơi thở nhất quán trong vài phút. Bạn có thể hít vào cho đến khi đếm đến 4 và thở ra cho đến khi đếm đến 5, hoặc 3 và 3, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơi thở nhịp nhàng có thể giúp mọi người điều chỉnh nhịp tim, huyết ápmức độ lo lắng và giảm đau đầu.

photo-1672302415390

Thở theo nhịp điệu hỗ trợ giảm đau đầu.

3.2. Kỹ thuật bong bóng

  • Giữ thẳng lưng, tập trung vào một điểm bên dưới rốn và hít thở.
  • Hít thở cho đến khi bạn cảm thấy rằng không khí đã đến điểm tập trung, lấp đầy khoang bụng.
  • Sau đó thở ra từ từ và đều đặn, hóp bụng vào, giống như một quả bóng xì hơi.
  • Kỹ thuật hít vào và thở ra một lúc này sẽ khiến bạn hết đau đầu.

3.3 Quán niệm hơi thở

Điều này liên quan đến sự kết hợp giữa hơi thở và hình ảnh trong tâm trí bạn.

Cách làm:

  • Ngồi thoải mái và thở bình thường.
  • Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng và cảm nhận không khí đi xuống khí quản, vào phổi, làm nở ngực và bụng. Cảm thấy rằng bạn đang tận hưởng tất cả sự bình yên và tĩnh lặng mà bạn cần.
  • Trong khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng và cảm thấy đang đẩy căng thẳng ra khỏi cơ thể.
  • Lặp lại vài lần để cơn đau đầu biến mất.

photo-1672302417547

Thở và hình dung khung cảnh để xua tan thán khí, giảm đau đầu.

3.4. Âm nhạc trị liệu

Trong một không gian thoải mái và tích cực, hãy xem xét việc chơi nhạc êm dịu trong khi hít thở sâu và tập trung. Chọn âm nhạc ưa thích giúp bạn bình tĩnh lại, thư giãn cơ bắp, tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và xoa dịu cơn đau đầu.

3.5. Thở lỗ mũi luân phiên

Đây là một bài tập tốt và nổi tiếng giúp thư giãn toàn bộ cơ thể bạn. Hít vào bằng lỗ mũi trái trong khi bịt lỗ mũi phải, và thở ra bằng lỗ mũi phải trong khi bịt lỗ mũi trái. Lặp lại thực hành nhiều lần để điều trị chứng đau đầu của bạn.

Cách làm:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, giữ thẳng cột sống và thả lỏng vai.
  • Đặt bàn tay phải của bạn vào vị trí Vishnu Mudra, nghĩa là ngón tay cái ở lỗ mũi bên phải; ngón đeo nhẫn và ngón út ở bên trái; ngón trỏ và ngón giữa gập vào lòng bàn tay, đặt ở gốc ngón tay cái.
  • Thở ra hoàn toàn.
  • Bịt lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái và hít vào bằng lỗ mũi bên trái một cách chậm rãi và đều đặn.
  • Nhả lỗ mũi phải và thở ra.
  • Bịt lỗ mũi trái bằng ngón đeo nhẫn và hít vào bằng lỗ mũi phải.
  • Thả lỗ mũi trái và thở ra.

photo-1672302419276

3.6. Thở theo chu kỳ

Kỹ thuật này bao gồm một quá trình ba phần của hơi thở, liên quan đến tư thế ngồi trên hai chân để loại bỏ trọng lượng khỏi đầu gối.

Ba nhịp thở là:

  • Thực hành hơi thở chậm và cân bằng khi hít vào và thở ra với tốc độ bằng nhau.
  • Thở ra với thời lượng gấp đôi thời gian hít vào.
  • Hít vào gấp đôi thời gian thở ra.
  • Một phiên ngắn của thở theo chu kỳ sẽ mất khoảng 45 phút.

photo-1672302420605

Thở chu kỳ.

3.7. Thở ống thổi

Điều này liên quan đến một loạt các lần hít vào và thở ra nhanh chóng. Quá trình này bao gồm 10 nhịp thở nhanh bao gồm 5 lần hít vào và 5 lần thở ra, sau đó là một hơi thở dài.

Cách làm:

  • Ngồi thoải mái với cột sống thẳng.
  • Thở ra bằng cách co cơ bụng nhanh và mạnh.
  • Ngay lập tức hít vào với một lực bằng nhau, để cơ bụng thư giãn hoàn toàn.
  • Lặp lại kỹ thuật này trong ít nhất 5 phút để thư giãn đầu óc và giảm đau đầu.

photo-1672302422223

Tư thế thở ống thổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 cách giảm nghẹt mũi, đau đầu cho người bệnh viêm xoang.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm