Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 KHÔNG khi uống nước dừa ngày nắng nóng

Nước dừa là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích vào mùa hè vì có vị ngon ngọt lại bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu mắc phải sai lầm, thứ nước này có thể gây hại sức khỏe.

Nước dừa là một thức uống giải khát ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa có chứa: protein 0,3%, chất béo 0,2%, đường 4,7% (chủ yếu là glucose, fructose), các chất khoáng: Ca, Na, K. L, P, Fe…, các vitamin C, PP.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

Thế nhưng nếu uống sai cách, nước dừa có thể gây hại sức khỏe . Dưới đây là những sai lầm khi uống nước dừa:

Uống quá nhiều

Nước dừa có lượng Kali dồi dào. Nếu bạn uống quá nhiều nước dừa sẽ làm tăng kali trong máu, nguyên nhân phổ biến làm thay đổi nhịp tim, gây đe dọa tính mạng. Bao gồm rung thất, một tình trạng khẩn cấp trong tâm thất rung động nhanh thay vì bơm máu. Nếu nồng độ kali rất cao trong máu vẫn chưa được xử lý, tim có thể ngừng đập, gây ra cái chết.

Uống nước dừa ngay khi vừa đi nắng nóng về

Theo Đông y, nước dừa thuộc âm, có tính giải nhiệt, làm mát, nếu uống với liều lượng nhất định sẽ làm giảm huyết áp, gây mềm yếu gân cơ.

Khi đi nắng về không nên uống nước dừa vì dễ gây “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Đặc biệt nếu vừa chơi thể thao xong hoặc làm việc nặng nhọc, mất sức, bạn không nên vội vàng uống nước dừa vì sẽ làm chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai, phản xạ.

Uống nước dừa vào buổi tối

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là với nước đá).

Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.

Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).

Trẻ dưới 6 tháng

Dù nước dừa có nhiều công dụng, rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ, sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và nhanh dễ khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa.

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu

Thông thường, phụ nữ mang bầu thích uống nước dừa vì cho rằng nước dừa sẽ giúp da con trắng trẻo. Tuy nhiên, thực tế nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho mẹ bầu những tháng đầu, có thể gây sảy thai.

Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống rất bổ dưỡng. Một lưu ý nhỏ đó là chị em chỉ nên uống 1 quả/ngày và không nên uống buổi tối.

Người bị cảm, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy, người bị bệnh trĩ, cảm lạnh, thấp khớp,… không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Theo Người Đưa Tin
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm