Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng

Thời điểm trẻ mọc răng sức khỏe của bé sẽ có nhiều thay đổi, con cảm thấy khó chịu và hay quấy hơn. Các bậc phụ huynh nên quan sát các hiện tượng để chăm sóc bé thật kĩ trong giai đoạn này.

5 hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng Khi mọc răng cơ thể bé có nhiều sự thay đổi.

Trẻ mọc răng là một trong những dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Khi bắt đầu mọc răng, các em bé có rất nhiều biểu hiện khác lạ, con cảm thấy khó chịu và hay quấy hơn. Vì thế, cha mẹ hãy theo dõi các hiện tượng dưới đây để chăm sóc bé tốt trong giai đoạn này.

Trẻ bị tiêu chảy

Phần lớn cha mẹ đều thấy trẻ bị tiêu chảy khi mọc răng. Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy là do nước bọt tiết ra nhiều, khiến trẻ nuốt nhiều, điều này làm xáo trộn sự cân bằng của dạ dày, gây tiêu chảy ở trẻ.

Tuy nhiên, đây là phản ứng thường gặp khi trẻ mọc răng, mẹ cần theo dõi phân của bé. Nếu trẻ đi ngoài ra phân quá nhiều nước, tình trạng mất nước nghiêm trọng mẹ nên đưa trẻ tới bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Sốt nhẹ

Khi trẻ mọc răng, chúng ta thường thấy con có hiện tượng sốt nhẹ. Đây là biểu hiện của đa số các em bé trong giai đoạn hình thành răng. Nguyên nhân là do trong thời gian mọc răng cơ thể của bé rất dễ bị vius, vi khuẩn tấn công khiến trẻ bị sốt nhẹ.

Trẻ thường sốt nhẹ khi mọc răng.

Với tình trạng sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc bé tại nhà là con sẽ ổn. Nếu như con sốt cao liên tục, cơ thể tím tái và có thể bị co giật thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn cũng là hiện tượng thường gặp khi mọc răng. Nguyên nhân là do răng mọc gây đau nhức nướu của em bé.  Mẹ có thể dỗ dành để con uống sữa và nước nhiều hơn. Cố gắng cho trẻ uống sữa ấm trong bình. Em bé có thể nhai núm vú của bình sữa và sữa ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau ở nướu của trẻ.

Trẻ hay nôn trớ

Trong giai đoạn mọc răng, nướu răng sẽ bị ngứa, khó chịu khiến trẻ luôn muốn đưa đồ vật vào miệng ngậm và nhai. Bé thường liên tục đưa ngón tay vào miệng, tình trạng trào ngược sữa, nôn trớ sẽ tăng lên. Mẹ nên giữ cho bé bình tĩnh trong 30 phút sau mỗi lần bú. Sau thời gian này, tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi nhiều do thức ăn đã bắt đầu được tiêu hóa.

Các bé trong thời gian này cũng hay chảy dãi bởi vì em bé còn nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn răng mọc dây thần kinh số 5 bị kích thích. Điều này khiến cho em bé chảy dãi nhiều hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy dùng khăn, yếm quàng trước cổ cho con và lau dãi cho bé bằng khăn mềm sạch.

Trẻ thường xuyên quấy khóc

Những khó chịu trong quá trình mọc răng khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.

Em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt khi mọc răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ và cha mẹ. Trong thời gian trẻ mọc răng, em bé sẽ quấy khóc nhiều hơn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Ngoài ra, khi mọc răng trẻ cũng thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Cha mẹ có thể chơi với con, vỗ về để bé vơi đi cảm giác nhức, khó chịu kia.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ.

Nguyễn An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm