Tất cả trẻ em đều trải qua việc mọc răng vào một giai đoạn nào đó, nên đây là một trong những mối quan tâm phổ biến nhất đối với cha mẹ. Mỗi trẻ sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau trong quá trình mọc răng. Các triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu và mất cảm giác ngon miệng.
Một số cha mẹ phản ánh các triệu chứng nghiêm trọng hơn do mọc răng ở trẻ như nôn trớ, sốt và tiêu chảy. Và việc nôn trớ có thực sự là do mọc răng hay không vẫn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa nôn trớ và mọc răng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng mọc răng có thể gây đau nhức vùng răng lợi chứ không gây ra các triệu chứng khác trong cơ thể như phát ban, nôn trớ và tiêu chảy.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị nôn trớ hoặc có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khác. Và đừng cố gắng tự điều trị cho trẻ. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ không đề xuất bất kỳ loại thuốc, thảo mộc nào cho việc mọc răng. Bác sĩ sẽ đánh giá để xác định xem có nguyên nhân gì khác gây nôn hay không.
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ bắt đầu mọc răng khi chúng được 4 đến 7 tháng tuổi. Răng cửa dưới mọc trước tiếp đến là răng cửa trên. Các răng còn lại của trẻ sẽ mọc trong khoảng thời gian hai năm đầu đời. Khi trẻ lên 3 tuổi, chúng nên có bộ răng chính gồm 20 chiếc.
Các triệu chứng khác của mọc răng
Một số răng sẽ mọc mà không có bất kỳ đau đớn hoặc khó chịu nào. Tuy nhiên một số răng khi mọc gây đau nhức và sưng đỏ nướu. Thông thường, trẻ rất dễ cáu kỉnh và biếng ăn.
Trẻ cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng sau đây khi bắt đầu mọc răng:
Cha mẹ có thể phát hiện ra điều đó khi con họ hay quấy khóc và đặt ra những thắc mắc cho về các triệu chứng trẻ phải trải qua trong giai đoạn này. Nhưng theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ , không có triệu chứng nào sau đây xảy ra nhất quán và chính xác khởi phát sự mọc răng của trẻ:
Tại sao trẻ có thể nôn trong khi mọc răng?
Mọc răng xảy ra trong khoảng thời gian khá dài ở trẻ và trẻ đã trải qua rất nhiều cơn đau ngày càng tăng. Vì lý do này, mọc răng thường bị cho là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ho, nghẹt mũi, nôn trớ, tiêu chảy, phát ban, sốt cao và các vấn đề về giấc ngủ không phải là triệu chứng của mọc răng. Một nghiên cứu trên 125 trẻ em cho thấy những triệu chứng này không liên quan đáng kể đến mọc răng. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng không có tập hợp triệu chứng nào có thể dự đoán chính xác sự khởi đầu của mọc răng.
Các chuyên gia giải thích rằng trong giai đoạn này, miễn dịch của trẻ là miễn dịch thụ động từ kháng thể do bà mẹ truyền cho và khi trẻ được tiếp xúc với một loạt các bệnh, bao gồm cả virus và vi khuẩn. Vì vậy, nhiều khả năng là bé bị nôn trớ do nguyên nhân khác.
Trước đây khi khoa học chưa phát triển mọi người sẽ thử giải quyết vấn đề mọc răng bằng các phương pháp chưa được chứng minh, thường rất nguy hiểm như cắt nướu để giảm áp lực cho răng có thể chồi lên. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và các vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của bé, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
Triệu chứng mọc răng có thể được kiểm soát?
Để giảm bớt sự khó chịu và đau nướu, bạn có thể thử chà xát nướu bằng ngón tay hoặc cho trẻ một món đồ hoặc khăn lau sạch để trẻ có thể nhai. Nếu trẻ đang nhai nghiến lợi, bạn hãy cho chúng ăn những thứ tốt cho sức khỏe, như trái cây và rau sống – tránh để thức ăn vỡ ra và gây nghẹn cho trẻ..
Đừng cho con bạn dùng thuốc giảm đau hoặc bôi thuốc lên nướu của trẻ. Những loại thuốc này có thể gây hại cho trẻ nếu nuốt phải. FDA cảnh báo không nên sử dụng các loại thuốc này khi mọc răng do nguy cơ quá liều.
Các triệu chứng của quá liều bao gồm:
Nếu con bạn bị nôn, có lẽ không phải do mọc răng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Mọc răng thường có thể được xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao hoặc có bất kỳ triệu chứng không liên quan đến mọc răng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu bé bị nôn thường xuyên, bị tiêu chảy hoặc rất khó chịu. Một số triệu chứng, như nôn trớ không nên quy cho mọc răng, vì chúng có thể có nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm hơn. Bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của em bé.
Các nghiên cứu không cho thấy bất kỳ triệu chứng cụ thể nào được do mọc răng. Nếu trẻ bị nôn kéo dài hoặc nôn nhiều lần, hoặc thấy dấu hiệu của ốm, đừng cho rằng đây là do mọc răng. Thay vào đó hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ nhỏ nghiến răng, nên làm gì?
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn không thể sản xuất ra nó. Tuy nhiên, vitamin C có nhiều vai trò và có liên quan đến những lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Thời tiết nắng nóng gay gắt có thể dẫn đến biến động huyết áp và làm cho tim đập nhanh hơn, nhất là ở những người đang mắc sẵn bệnh tăng huyết áp.
Mùa hè nóng nực, nhiều người có thói quen ăn đồ tái sống như: gỏi, nem chạo, thịt tái sống…. cần cảnh giác với căn bệnh viêm màng não do ký sinh trùng
U xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt, một trong những bệnh thường gặp ở nam giới trung niên và cao niên.
Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Chẩn đoán viêm ruột thừa thuộc về các bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, với những trường hợp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhất định.
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.
Áp xe răng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, vậy áp xe răng là gì và nguyên nhân gây áp xe từ đâu, triệu chứng và cách điều trị chúng là gì? Cùng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé.
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có được không, quan hệ lúc hành kinh hay đến tháng quan hệ có dính bầu không… là những thắc mắc khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!