Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giai đoạn mọc răng và thay răng của trẻ

Răng của trẻ, hay còn gọi là răng sữa, là loại răng đầu tiên phát triển ở trẻ. Sau này, răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Có thể bạn không biết, ngay cả trước khi trẻ được sinh ra khỏi bụng mẹ, răng của trẻ đã phát triển ở dưới lợi. Dưới đây là các mốc thời gian mọc răng và thay răng ở trẻ để các bà mẹ quan tâm cho trẻ.

Trẻ em

  • 4-7 tháng: Sự mọc răng bắt đầu. Lợi của trẻ có thể sưng phồng, đỏ lên ở vị trí mà răng bắt đầu trồi ra. Hai răng cửa giữa hàm dưới luôn nhú lên đầu tiên. Hai răng này luôn mọc ra cùng nhau.
  • 8-12 tháng: Hai răng cửa giữa hàm trên bắt đầu hiện ra. Các bé gái luôn mọc loại răng này sớm hơn các bé trai.
  • 9-16 tháng: Hai răng cửa bên hàm trên và dưới xuất hiện. Các răng mọc thành từng đôi, xuất hiện cùng lúc bên trái hoặc bên phải.

Trẻ chập chững đi

  • 13-19 tháng: Răng hàm đầu tiên bắt đầu mọc, ở hàm trên và hàm dưới khoảng gần thời gian với nhau. Răng sữa thường trắng hơn và nhỏ hơn răng vĩnh viễn.
  • 16-23 tháng: Răng nanh (sắc, nhọn) bắt đầu xuất hiện ở hàm trên và dưới. Nếu trẻ không có bất kỳ dấu hiệu mọc răng nào vào lúc 18 tháng tuổi, hãy đến gặp bác sĩ và xin tư vấn. Tuy nhiên đừng lo lắng quá, ở một số trẻ răng sẽ mọc sau khi sinh nhật đầu tiên khoảng vài tháng.
  • 23-31 tháng: Răng hàm dưới đầu tiên sẽ bắt đầu mọc.

Trẻ mẫu giáo

  • 25-33 tháng: Răng hàm trên sẽ mọc ngay sau răng hàm dưới.
  • 3 tuổi: Trẻ sẽ có đủ 20 răng sữa.
  • 4 tuổi: Xương cằm và mặt bắt đầu phát triển, tạo ra khoảng giữa các răng sữa để răng vĩnh viễn bắt đầu mọc.

Trẻ lớn

  • 6-12 tuổi: Trẻ bắt đầu thay răng. Trong những năm tháng này, hàm răng sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
  • Răng có thể thay theo bất kỳ thứ tự nào, hoặc cũng có thể mất theo thứ tự chúng mọc. Răng giữa thường là răng mất đầu tiền (6-7 tuổi), tiếp theo là các răng ở hai bên (7-8 tuổi). Các răng hàm có thể thay bất kỳ lúc nào sau đó, nhưng có thể sẽ biến mất trong khoảng từ 9-12 tuổi.
  • 12 tuổi: Trẻ mọc đủ 28 răng vĩnh viễn. 4 răng khôn sẽ mọc trong giai đoạn trẻ trưởng thành từ 17 đến 21 tuổi.

Mỗi trẻ cũng có thể sẽ có lịch thay răng hơi khác nhau và không có gì cần lo lắng nếu trẻ mọc răng chậm hơn lịch trên một chút. Nhưng cho dù lịch mọc răng của trẻ như thế nào, trẻ cũng sẽ hoàn thiện được toàn bộ hàm răng sữa khi đủ 36 tháng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Lịch mọc răng của bé

Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo babycenter)
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm