Thứ tự mọc răng của trẻ: Mẹ cần biết để khỏi thấp thỏm mong đợi
Thứ tự mọc răng của trẻ: Đầu tiên sẽ là răng cửa hàm dưới
Răng cửa hàm dưới
Răng cửa hàm dưới thường mọc đầu tiên, khi trẻ được 4 đến 7 tháng tuổi. Hai chiếc răng nhỏ này thường mọc cùng một lúc.
Răng cửa hàm trên
Sau răng cửa hàm dưới, trẻ sẽ mọc răng cửa hàm trên, khi được 8 - 12 tháng tuổi.
Răng cửa bên hàm trên
Khi bé dược 9 - 13 tháng tuổi, bạn sẽ nhìn thấy các răng cửa bên hàm trên, bên trái và bên phải. Lúc này bé đã có 4 chiếc răng xinh xinh ở hàm trên.
Răng cửa bên hàm dưới
Các răng cửa bên hàm dưới, bên trái và bên phải thường mọc khi trẻ được khoảng 10 - 16 tháng tuổi. Bây giờ, khi con bạn cười, bạn sẽ thấy bé có nụ cười rạng rỡ với những chiếc răng trắng xinh.
Răng hàm đầu tiên ở hàm trên
Các răng hàm đầu tiên của bé - răng to hơn nằm sâu bên trong miệng - mọc lên khi bé được khoảng 13 - 19 tháng tuổi. Chúng sẽ không lộ rõ cho đến khi những chiếc răng hàm ở hàm dưới cũng mọc lên rõ.
Răng hàm ở hàm dưới
Các răng hàm ở hàm dưới thường mọc khi trẻ được 14 đến 18 tháng tuổi. Bây giờ, đứa con bé nhỏ của bạn có thể tự tin ăn bánh quy giòn được rồi.
Răng nanh hàm trên
Răng nanh mọc lên ở giữa răng cửa bên và răng hàm, khi trẻ được khoảng 16 - 22 tháng tuổi.
Răng nanh hàm dưới
Các răng nanh hàm dưới xuất hiện khi trẻ được 17 - 23 tháng tuổi. Lúc này, bạn sẽ được ngắm nụ cười trắng sáng của con bạn, hơn lúc nào hết, bởi răng sữa thường trắng hơn răng vĩnh viễn.
Răng hàm hàm trên và hàm dưới
Khoảng từ 25 đến 33 tháng, những chiếc răng cuối cùng - răng hàm hàm trên và hàm dưới - sẽ mọc lên. Khi trẻ được 3 tuổi, hầu hết trẻ nhỏ có toàn bộ 20 răng sữa, giúp trẻ có nụ cường rạng rỡ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lịch mọc răng của bé
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.