5 cây cảnh trồng lọc không khí trong nhà
Cây lưỡi hổ
Theo Organic Life, nhiều gia đình, văn phòng làm việc, quán cà phê trồng cây lưỡi hổ, tên tiếng Anh là Snake plant. Loại cây này có ưu điểm là không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, giá thành rẻ lại có tác dụng lọc khí khá tốt. Cây hấp thụ carbonic và nhả oxy vào ban đêm, trái ngược với quá trình hô hấp thông thường của con người. Cây cần ít ánh sáng, nước giúp cải thiện chất lượng không khí.
Các loại cây lọc không khí quen thuộc.
Cây trầu bà
Cây trầu bà, tên khoa học Scindapsus aures, loại cây trồng quen thuộc với các gia đình Việt Nam. Cây này xếp ở vị trí số một trong danh sách cây có khả năng lọc các chất formaldehyde, carbon monoxide và benzen trong không khí. Các chất độc này xuất phát từ sơn nước, vật dụng trang trí nhà cửa và dễ gây dị ứng, ho.
Trồng cây trầu bà là cách tự nhiên và đơn giản để nâng cao chất lượng không khí. Cây trầu bà phát triển một cách dễ dàng ở nhiệt độ mát mẻ và cần ít ánh sáng mặt trời. Nhiều gia đình trồng cây trong khu vực nhà vệ sinh, trước hiên nhà.
Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh là “bộ máy” lọc amoniac, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm, một cách hiệu quả. Cây cọ cảnh với tên khoa học Rhapis excelsa, là loại cây rất dễ trồng, không khó chăm, thường được trồng trong các văn phòng, góc phòng khách để không khí trong lành.
Cây nha đam
Cây lô hội tên khoa học là Aloe vera, được biết đến với chức năng làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhưng chức năng làm sạch không khí khá hiệu quả thì ít người biết đến. Đặc biệt, cây lô hội còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây. Có thể trang trí chậu nha đam trên bàn làm việc, phòng tắm, nhà ăn đều phù hợp.
Hoa buồm trắng
Loại cây có tên khoa học là Spathiphyllum. Đây là một trong số ít các cây giúp lọc không khí có hoa nên là sự lựa chọn hợp lý để làm đẹp không gian sống. Cây dễ chăm sóc, sống tốt trong bóng mát và nhiệt độ thường. Tuy nhiên, cây có thể gây độc hại đối với vật nuôi, vì vậy hãy cẩn thận với nó nếu bạn có con vẹt hoặc vật nuôi khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ bầu không khí trong nhà trong lành cho người bệnh phổi
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?