Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách giảm viêm lợi hiệu quả

Điều trị viêm lợi rất dễ dàng và hiệu quả với nhiều phương thức điều trị. Thế nhưng việc phòng ngừa bệnh thì vẫn tốt hơn nhiều.

Viêm lợi hay còn gọi là viêm nha chu là nhiễm trùng  phần xương, dây chằng xung quang răng. Nhiễm trùng có thể lan từ lợi đến các cấu trúc hỗ trợ cho răng. Viêm lợi có thể gây ra tình trạng yếu chân răng và có thể dẫn đến gẫy răng. Triệu chứng của viêm lợi rất dễ nhận biết, nhưng lại bị nhiều người chủ quan.

Điều trị viêm lợi rất dễ dàng và hiệu quả với nhiều phương thức điều trị. Thế nhưng việc phòng ngừa bệnh thì vẫn tốt hơn nhiều.

Điều trị thông thường

Ban đầu viêm lợi chưa thể chuyển thành viêm nha chu, nên bạn cần phải điều trị triệt để viêm lợi và làm sạch răng. Việc làm sạch bằng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đánh răng hàng ngày cũng đã giúp bạn phòng ngừa được viêm lợi. Cộng với việc chăm chỉ đến với bác sỹ nha khoa, đảm bảo bạn sẽ luôn có  một hàm răng khỏe mạnh.

5 phương thức trị viêm lợi tại gia

1. thiết lập lại thời gian biểu làm sạch răng miệng hàng ngày

Cho dù bạn có chịu khó đến thăm phòng khám răng thường xuyên như thế nào thì bạn cũng không thể đánh giá thấp việc làm sạch răng miệng thường xuyên hàng ngày được. Một số khuyến nghị chăm sóc răng miệng đúng đắn, bạn nên áp dụng như sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Nếu có thể thì bạn nên đánh răng sau mỗi lần ăn uống đồ ngọt
  • Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải mềm và chải răng nghiêng 450 so với răng và lợi.
  • Chải nhẹ nhàng, qua lại và cuộn xuống, chải 2-3 lượt mỗi lần. Chải hết bề mặt răng rồi chải đển lợi và lưỡi từ sau ra trước.
  • Thay bàn chải cứ mỗi 3 tháng.
  • Cân nhắc đến kém đánh răng có lợi khuẩn
  • Dùng chỉ nha khoa vào cuối ngày để bỏ đi các mảng bám và vi khuẩn

2. Sử dụng nước súc miệng từ tự nhiên

Nước súc miệng thảo mộc có nhiều tiềm năng trong việc phòng chống vi khuẩn, giảm các triệu chứng hoặc dấu hiệu của viêm lợi. Có rất nhiều trường hợp, người ta cũng khuyến cáo khuyến nghị sử dụng nước súc miệng để giảm các bệnh viêm lợi.

Cân nhắc việc bạn có thể sử dụng một công thức nước súc miệng làm từ các thành phần tự nhiên với một số gợi ý sau:

  • Pha tỷ lệ hydrogen peroxide (3%) với nước bằng nhau, hoặc bạn có thể cho thêm chút mật ong hoặc một vài giọt tinh dầu  bạc hà.
  • Nước muối sinh lý
  • Sử dụng tinh dầu súc miệng bằng cách kết hợp với một cốc nước ấm và vài giọt tinh dầu sả chanh hoặc tram trà đều giúp giảm các mảng bám
  • Sử dụng nước ép lô hội nguyên chất

3. Tân trang lại chế độ ăn

Chế độ ăn giàu carbohydrat có thể thúc đẩy phát triển vi khuẩn ở miệng. Tuy nhiên, không có một chế độ ăn khuyến nghị nào dành cho việc giúp chống lại bệnh viêm nha chu. Dựa trên một số nghiên cứu, một số lời khuyên hữu ích giúp bạn phòng chống lại viêm lợi là:

  • Giảm lượng đường tinh
  • Tăng cường chất xơ, hoa quả và rau
  • Tăng cường dầu cá
  • Tăng cường thực phẩm và đồ uống có chất chống oxi hóa  như bông cải xanh, rau lá xanh, kiwi, sô cô la đen, quả bơ, a ti sô….

Một số bệnh mạn tính như tiểu đường có thể ảnh hưởng đến răng miệng rất nhiều. Thiếu hụt vitamin như vitamin C đặt bạn vào nguy cơ cao bị mất xương, sâu răng và nhiều vấn đề răng miệng. Vì vậy việc nâng cao sức khỏe nói chung là một biện pháp tốt để có hàm răng khỏe mạnh.

4. Sử dụng gel bôi lợi

Các loại gel có nguồn gốc tự nhiên giúp phòng chống vi khuẩn bạn nên xem xét gồm có: Gel lô hội, gel nghệ đen, đinh hương.

5. Xóa bỏ các yếu tố lối sống không lành mạnh

Các thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng vì vậy hãy cố gắng xóa bỏ chúng để phòng chống bệnh răng miệng. Một số thói quen bạn nên giảm:

  • Không hút thuốc: hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh viêm lợi hoặc bị tụt lợi làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm nha chu.
  • Giảm stress
  • Quản lý tốt những bệnh kèm theo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm nướu (lợi) răng

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo draxe)
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm