Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 mẹo kiểm soát đường huyết hiệu quả trong những ngày nắng nóng

Trong những ngày nắng nóng cao điểm, người bệnh đái tháo đường thường rất khó kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện những cách dưới đây để giúp cơ thể không phải “vật lộn” với mức đường huyết tăng cao.

Đái tháo đường là một tình trạng nghiêm trọng và có thể xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

Những người bệnh đái tháo đường thường nhạy cảm hơn với thời tiết nắng nóng. Họ có thể cảm thấy nhiệt độ nóng hơn người bình thường, từ đó dễ rơi vào các nguy cơ như kiệt sức hoặc sốc nhiệt.

Hiệp hội Đái tháo đường Vương quốc Anh mới đây đã đưa ra cảnh báo đối với người bệnh đái tháo đường khi nhiệt độ tăng cao và có xu hướng kéo dài trong mùa hè này.

Những người mắc bệnh đái tháo đường đã được cảnh báo phải hết sức đề phòng trong thời tiết nắng nóng.

Dan Howarth, Giám đốc Trung tâm chăm sóc Đái tháo đường của Hiệp hội cho rằng, kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp người bệnh đái tháo đường vượt qua được những ngày hè nóng nực. Tốt nhất người bệnh không nên đi ra ngoài nắng trong những ngày nhiệt độ cao.

Tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh đái tháo đường vì bạn không hoạt động nhiều, làm cho lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Mặt khác, nếu bạn dùng insulin để điều trị bệnh đái tháo đường, nó sẽ được hấp thụ nhanh trong thời tiết nóng và điều này làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.

Các chuyên gia đã đưa ra 4 điều mà bệnh nhân đái tháo đường cần làm để giữ cho họ an toàn và khỏe mạnh khi thời tiết nắng nóng.

1. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi lượng đường trong máu để cung cấp cho mình lượng insulin phù hợp và điều này có thể khác nhau ở mỗi người.

Nên kiểm tra mức đường huyết thường xuyên hơn trong thời gian nắng nóng và bạn nên sẵn sàng điều chỉnh liều lượng insulin hoặc chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.

Nếu bạn có kế hoạch hoạt động dưới ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như đi bơi, hãy ăn thêm một lượng nhỏ carbohydrate vào bữa ăn trước đó hoặc thêm một bữa ăn nhẹ.

Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và mức insulin phù hợp.

2. Giữ thiết bị tránh ánh nắng mặt trời

Máy đo đường huyết được sử dụng để kiểm tra lượng đường. Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thiết bị và các que thử đi kèm. Bạn nên giữ chúng ở nhiệt độ phòng bình thường và tránh ánh nắng trực tiếp.

Tuy nhiên, bạn không nên để chúng trong tủ lạnh, vì điều này cũng có thể dẫn đến kết quả không chính xác.

3. Bảo quản insulin đúng cách

Trong thời tiết nóng, bạn nên lưu ý đến cách bảo quản insulin. Khi bị nhiệt làm hỏng, insulin trong sẽ trở nên đục, chất lỏng cũng trở nên sệt hơn và dính vào thành lọ thuốc. Insulin tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể có màu nâu. Nếu thấy những bất thường này, bạn không nên sử dụng lọ insulin đó nữa.

Các chuyên gia giải thích: "Nếu lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn bình thường, bạn nên xem xét liệu insulin của bạn có thể bị hư hại dưới ánh nắng mặt trời hay không. Insulin, đặc biệt là trong thời tiết nóng, tốt nhất nên được giữ trong tủ lạnh hoặc túi mát (cẩn thận để nó không bị đông)".

4. Người bệnh đái tháo đường cần uống đủ nước

Bệnh nhân đái tháo đường cần bổ sung đủ nước cho cơ thể thường xuyên hơn.

Trong thời tiết nắng nóng, tất cả mọi người cần giữ đủ nước cho dù bạn đang hoạt động hay chỉ đang thư giãn. Đối với người bệnh đái tháo đường càng cần chú ý hơn để giữ đủ nước cho cơ thể.

Thời tiết nóng bức khiến bạn đổ mồ hôi và dẫn đến mất nước nếu không được bổ sung kịp thời. Mất nước làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng đường huyết hyperosmolar (HHS) hoặc nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA).

Các chuyên gia khuyên rằng những người bệnh đái tháo đường cần mang theo đồ uống bên mình và đảm bảo rằng bạn uống từng ngụm đều đặn và liên tục. Uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát nước để giữ cơ thể ngậm nước.

Uống nước lọc hoặc nước ngọt không đường sẽ giúp bạn luôn đủ nước. Tránh uống rượu và các đồ uống chứa caffeine như cà phê, nước tăng lực. Chúng vừa có đường vừa có thể khiến bạn mất nước hơn.

Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể, người bệnh nên thực hiện thêm một số khuyến nghị sau:

  • Khi đi ra nắng, cần nhớ thoa kem chống nắng lên những vùng da hở trên cơ thể, trước khi ra ngoài từ 15- 30 phút.
  • Mặc áo dài tay, quần ống rộng, đội mũ và đeo kính râm có nhãn UV 400.
  • Không được đi chân trần trên đất hoặc bãi biển. Bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải các biến chứng thần kinh khiến họ không nhận thức được bàn chân mình bị bỏng rát vì vậy luôn nhớ mang giày dép phù hợp khi đi trên mặt đất nóng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những loại trái cây giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Thiên Châu (Theo Diabetes UK) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm