Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 thói quen ảnh hưởng xấu đến bộ não - Phần 1

Cùng tìm hiểu những thói quen thường nhật ảnh hưởng xấu đến não bộ.

  1. Ngủ không đủ giấc

Tất cả chúng ta đều có một vài thói quen xấu, nhưng một số trong số đó có thể gây hại cho não của bạn.

Việc cắt xén thời gian ngủ là một trong những thói quen rất xấu. Những người không ngủ đủ giấc dễ bị mất trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ ở người lớn tuổi làm gia tăng nguy cơ buồn ngủ quá mức vào ban ngày, trầm cảm và các rối loạn tập trung và trí nhớ. Họ cũng dễ bị ngã vào buổi tối, phụ thuộc nhiều vào các thuốc hỗ trợ giấc ngủ hơn (cả không kê đơn và kê đơn).

Những người thường hay khó ngủ nên tránh caffeine, đồ uống có cồn và xem tivi hay sử dụng máy tính vào buổi tối. Nếu bạn khó ngủ, hãy tập luyện một thói quen đi ngủ nhẹ nhàng vào buổi tối để giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ.

  1. Cô lập với xã hội

Con người là những sinh vật xã hội. Chúng ta cần sự kết nối giữa mọi người để tồn tại và phát triển và đây cũng là yêu cầu sống còn cho chức năng của một não bộ khỏe mạnh. Cô lập xã hội và cô đơn là những yếu tố nguy cơ khiến sự nhận thức thay đổi, trầm cảm và suy giảm chức năng nhận thức nhanh hơn. Những người có bạn bè, thậm chí chỉ là vài người bạn thân, ít có khả năng bị Alzheimer và suy giảm não bộ. Họ cũng vui vẻ và năng suất hơn.

Nếu bạn muốn gặp những con người mới, hãy hình thành cho mình những sở thích xã hội mới, nơi mà bạn có thể gặp gỡ những người khác. Tập nhảy, tennis... là một số ví dụ của các hoạt động nơi bạn có thể ra ngoài và gặp gỡ những con người mới.

  1. Lạm dụng đồ ăn nhanh

Các nhà khoa học thần kinh cho rằng việc ăn một số thực phẩm nhất định thúc đẩy sức khỏe não bộ và tránh ăn một số thực phẩm khác giúp phòng ngừa chống lại suy giảm chức năng não bộ.

Để tăng cường sức khỏe não bộ, hãy giới hạn việc ăn các thực phẩm như phô mai, bơ, bơ thực vật, các món chiên rán và đồ ăn nhanh không nhiều hơn 1 phần ăn một tuần. Thịt đỏ thúc đẩy quá trình viêm và không tốt cho bộ não của bạn. Kết quả là các nghiên cứu khoa học thần kinh về chế độ ăn cho trí tuệ đã xác định bạn nên ăn ít hơn 4 phần ăn thịt đỏ mỗi tuần. Đường và bánh ngọt cũng không tốt. Hãy giới hạn các thực phẩm này ít hơn 5 phần ăn mỗi tuần.

Bên cạnh việc gợi ý các thực phẩm nên tránh, chế độ ăn cho trí tuệ khuyến nghị ăn các thực phẩm để giữ gìn chức năng não bộ và làm chậm quá trình suy giảm trí tuệ. Ăn rau lá xanh, ngũ cốc toàn phần, các loại hạt và trái mọng – những thực phẩm giàu chất chống oxi hóa và chứa các chất béo có lợi – để bảo vệ bộ não của bạn. Các thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa.

  1. Nghe nhạc quá to

Mất khả năng nghe có liên quan tới các vấn đề của não bộ bao gồm teo não và gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một khả năng có thể xảy ra là bộ não phải làm việc nhiều hơn để xử lí những gì đang được nói và không thể lưu trữ những gì nghe được vào trí nhớ.

Hãy bảo vệ chống lại việc mất thính giác bằng cách bật volume các thiết bị của bạn nhỏ hơn 60% mức tối đa. Không nghe trên các thiết bị nhiều hơn một vài giờ một lần. Việc nghe bằng một thiết bị với mức âm lượng quá lớn có thể vĩnh viễn phá hủy thính giác chỉ trong 30 phút. Hãy bảo vệ thính giác của bạn để bảo vệ bộ não của bạn.

  1. Lười vận động

Kém hoạt động thể chất có liên quan tới nguy cơ cao hơn của việc mất trí nhớ và cũng làm gia tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, và bệnh tim mạch, tất cả những bệnh này đều liên quan đến bệnh Alzheimer.

Bạn không cần thiết phải tập luyện quá sức mình. Làm vườn hoặc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 3 lần một tuần là đủ để giảm nguy cơ mất trí nhớ và các bệnh mãn tính khác. Đi bộ là một trong những bài tập dễ dàng và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện. Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là một đôi giày thể thao.

Hoạt động thể chất tác động tích cực tới sức khỏe của các mạch máu, bao gồm cả mạch não và sẽ làm tăng cung cấp oxy tới các cơ và não bộ.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng cải thiện tính dẻo dai, khả năng của não trong việc hình thành các kết nối mới để đáp ứng với trải nghiệm, học tập và chấn thương. Tập thể dục cũng có những lợi ích giúp giảm stress. 

  1. Hút thuốc

Những người hút thuốc tăng nguy cơ mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Hút thuốc làm não co lại và dẫn đến mất trí nhớ. Thuốc lá còn phá hủy các mạch máu và đặt bạn vào nguy cơ của các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nhiều người đã thử bỏ thuốc nhiều lần trước khi thành công. Nếu bạn cần sự giúp đỡ để bỏ thuốc, hãy trao đổi  với bác sĩ về các miếng rán nicotin và các thuốc hỗ trợ kê đơn. Có nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình, chẳng hạn như các chương trình bỏ thuốc. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ và các tư vấn viên về cai thuốc, nhằm giúp lựa chọn phương án tốt nhất cho bạn.

  1. Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều và tiêu thụ quá nhiều calo có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân và béo phì – yếu tố góp phần dẫn đến các bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và huyết áp cao.

Tất cả những bệnh lí này đều làm tăng nguy cơ các bệnh về não bộ và bệnh Alzheimer. Hãy trao đổi với bác sĩ về cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng và giảm cân nếu bạn thừa cân. Bạn cũng sẽ cần hỏi ý kiến một chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế một chế độ ăn và kế hoạch dinh dưỡng sẽ có hiệu quả với bạn.

Nếu bạn tin rằng việc ăn quá nhiều là triệu chứng của sự rối loạn ăn uống, các chuyên gia trị liệu tâm lý có thể giúp bạn tìm hiểu các chiến lược để thay đổi những hành vi không mong muốn dẫn đến việc bạn ăn quá nhiều.

(...) còn tiếp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuyện gì diễn ra trong cơ thể khi bạn ngủ - Phần 1, Chuyện gì diễn ra trong cơ thể khi bạn ngủ - Phần 2

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm