Và tất nhiên, hầu hết các tình trạng mệt mỏi đều có thể cải thiện bằng cách này hay cách khác.
Dưới đây là 10 nguyên nhân có thể làm bạn cảm thấy luôn mệt mỏi cung cũng như cách giúp bạn lấy lại tinh thần.
Tiêu thụ quá nhiều tinh bột tinh chế
Chất đường bột (carbs) có thể là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng do khi bạn ăn các loại thực phẩm có chứa carbs, cơ thể sẽ phân giải carbs thành các phân tử đường đơn, sử dụng làm nặng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều carb tinh chế thực sự có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.
Đường và carb tinh chế làm cho mức đường huyết tăng lên nhanh chóng khi ăn vào. Điều này báo hiệu cho tụy sản xuất một lượng lớn insulin để đưa đường ra khỏi máu và đưa vào trong các tế bào.
Sự tăng giảm nhanh chóng của mức đường trong máu sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy thèm một thứ gì đó có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng và theo bản năng bạn sẽ lại tìm đến những món ăn chứa carb tinh chế. Đây chính là một vòng luẩn quẩn.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hạn chế tối đa lượng đường và carbs tinh chế trong bữa ăn và bữa phụ có thể giúp bạn duy trì mức năng lượng tốt hơn.
Ngoài ra, để giữ cho mức năng lượng của cơ thể ổn định suốt cả ngày, hãy thay thế đường và carb tinh chế với những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và các loại đậu đỗ.
Lối sống ít vận động
Không vận động có thể là nguyên nhân gốc rễ của việc bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Và cũng có rất nhiều người nói rằng họ quá mệt mỏi để tập luyện.
Trên thực tế, trong một nghiên cứu gần đây, đây chính là lý do phổ biến nhất mà người trung niên và người cao tuổi đưa ra cho việc không vận động.
Một hội chứng có thể lý giải cho điều này đó là Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CSF), điển hình bởi tỉnh trạng mệt mỏi rã rời hàng ngày mà không rõ nguyên nhân.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc CFS thường có sức mạnh và độ bền thấp, điều này làm hạn chế khả năng tập luyện của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu tổng quan đã cho thấy việc tập luyện thể chất có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi ở những người mắc CSF.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thể luyện có thể giúp giảm mệt mỏi ở những người khỏe mạnh cũng như những người mắc các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Không chỉ vậy, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cho dù chỉ tăng cường vận động ở mức tối thiểu cũng đã cho thấy những lợi ích nhất định về sức khỏe.
Để tăng mức năng lượng của bạn, hãy thay thế các hành vi tĩnh tại bằng các hoạt động. Chẳng hạn, hãy đứng thay vì ngồi xuống bất cứ khi nào có thể, đi cầu thang bộ thay vì thang máy và đi bộ thay vì lái xe khoảng cách ngắn.
Chất lượng giấc ngủ không tốt
Không ngủ đủ giấc là một trong những nguyên nhân rõ ràng gây mệt mỏi cho cơ thể.
Khác với tưởng tượng, cơ thể vẫn thực hiện rất nhiều các chức năng trong lúc bạn ngủ, ví dụ như lưu trữ thông tin, hay sản sinh các hormone điều hòa quá trình trao đổi chất và duy trì mức năng lượng cân bằng.
Khi tỉnh dậy sau một giấc ngủ sâu và đủ giấc, bạn thường sẽ cảm thấy rất sảng khoái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần ngủ trung bình 7 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu.
Điều quan trọng là, giấc ngủ phải sâu, không được gián đoạn và cơ thể phải được thư giãn hoàn toàn để não có thể trải qua cả 5 giai đoạn của mỗi chu kỳ giấc ngủ.
Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và đều đặn cũng là một yếu tố quan trọng giúp cơ thể không bị mệt mỏi.
Ngoài ra, ngủ trưa hoặc những lúc chợp mắt khi mệt mỏi cũng có thể giúp phục hồi mức năng lượng. Điều này đã cho thấy hiệu quả ở những phi công thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khi bay chặng dài và khi bị lệch múi giờ (jet lag).
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, hãy đi ngủ vào cùng một khoảng thời gian mỗi tối, thư giãn trước khi ngủ và cố gắng vận động nhiều trong ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chìm vào giấc ngủ, hoặc ngủ không sâu và thường xuyên tình giấc thì có thể bạn đang gặp phải các rối loạn về giấc ngủ. Trong trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nhạy cảm với thực phẩm
Nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm thường gây ra các triệu chứng như phát ban, vấn đề tiêu hóa, chảy nước mũi hoặc đau đầu. Nhưng mệt mỏi là một triệu chứng khác thường bị bỏ qua.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chất cảm giác mệt mỏi do nhạy cảm với thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Những loại thực phẩm gây nhạy cảm và không dung nạp phổ biến là gluten, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, đậu nành và ngô.
Nếu bạn cho rằng có thể bạn bị nhạy cảm với một loại thực phẩm nào đó gây ra mệt mỏi, hãy cân nhắc việc đi khám dinh dưỡng và làm xét nghiệm dị ứng thực phẩm.
Không ăn đủ calo
Tiêu thụ quá ít calo có thể gây ra cảm giác kiệt sức.
Calo là đơn vị năng lượng từ thực phẩm. Cơ thể của bạn sử dụng năng lượng (đo bằng calo) để cử động và cung cấp cho các quá trình như hít thở và duy trì nhiệt độ cơ thể.
Khi bạn ăn quá ít calo, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại để tiết kiệm năng lượng và có thể dẫn đến mệt mỏi. Tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, độ tuổi và một vài yếu tố khác mà mỗi người có một mức năng lượng chuyển hóa cơ bản (năng lượng cơ thể sử dụng để duy trì sự sống) khác nhau, và trung bình thường ở mức 1200kcal/ngày.
Các chuyên gia về lão hóa cho biết tuy quá trình trao đổi chất cũng giảm dần theo độ tuổi nhưng bất cứ ai cũng cần phải nạp vào tối thiểu mức năng lượng bằng với mức chuyển hóa cơ bản để có thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể mà không cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài ra, cơ thể cũng thường bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất khi lượng calo nạp vào quá thấp. Thiếu hụt vitamin D, sắt và các dưỡng chất thiết yếu khác cũng có thể là nguyên nhân gây mệt mỏi.
Do vậy, để duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể, hãy tránh cắt giảm quá nhiều calo và cắt giảm quá đột ngột, cho dù bạn đang có mục tiêu giảm cân.
(Còn tiếp…)
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.