Thay đổi tích cực đến não
Theo Brightside, các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp cơ thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh. Chỉ cần 15-30 phút đi bộ mỗi ngày, con người có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cải thiện thị lực
Tưởng như không liên quan nhưng đi bộ có thể chống lại bệnh tăng nhãn áp bằng cách giảm áp lực mắt.
Phòng chống bệnh tim mạch
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tác dụng phòng ngừa bệnh tim hay đột quỵ của việc đi bộ cũng hiệu quả không kém so với chạy. Đi bộ giúp tránh các vấn đề về tim mạch, hạ huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn máu.
Tăng thể tích phổi
Đi bộ làm tăng lưu lượng oxy trong máu và tốt cho phổi, thải độc cơ thể.
Tác dụng trên tuyến tụy
Nghiên cứu tại Mỹ trên một nhóm người thường đi bộ trong 6 tháng, cho thấy cơ thể dung nạp glucose gần gấp 6 lần so với nhóm người chạy, có nghĩa lượng đường trong máu hấp thụ tốt.
Cải thiện tiêu hóa
30 phút đi bộ mỗi ngày không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại tràng mà còn cải thiện tiêu hóa, táo bón, cân bằng chuyển động ruột.
Cơ săn chắc
Đi bộ 10.000 bước một ngày được tính là một buổi tập luyện thực tế trong phòng tập thể dục, đặc biệt nếu thêm điều kiện như đi bộ lên dốc.
Xương và khớp chắc chắn hơn
Đi bộ là hoạt động khiến khớp di chuyển nhiều hơn, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Tổ chức Arthritis khuyên bạn nên đi bộ thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm đau hoặc viêm khớp.
Giảm đau lưng
Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng không gây đau đớn hoặc khó chịu mà máu lại lưu thông tốt hơn trong cấu trúc cột sống. Do đó đi bộ giúp bạn cải thiện tư thế và tính linh hoạt - yếu tố quan trọng cho cột sống khỏe mạnh.
Tâm trí bình tĩnh hơn
Đi bộ cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở người bị rối loạn trầm cảm. Khi bạn có cảm giác xuống tinh thần hoặc kiệt sức, một chuyến đi dạo vui vẻ với bạn bè hoặc người thân yêu sẽ mang lại hiệu ứng hạnh phúc và cải thiện tâm trạng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chạy bộ có ảnh hưởng đến đầu gối không?
Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.
Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.
Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.